Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Hiệu quả kinh tế cao
Trong cái nắng như thiêu như đốt của những ngày tháng 8 bỏng rát, thế mà những hộ nuôi trồng thủy sản dưới chân cầu Thạnh Đức lại vô cùng nhàn nhã. Bởi điều kiện thả nuôi ở đây rất thuận lợi. Cá sinh trưởng, phát triển nhanh và ít bị hao hụt..
Ông Cao Nhanh, một trong những hộ chuyên nuôi và cung cấp cá giống lớn nhất ở Phổ Thạnh chia sẻ: “Tôi ra chân cầu này nuôi thủy sản cũng đã trên chục năm rồi. Hồi đó cuộc sống còn nhiều khó khăn lắm, nên phải vay mượn để có tiền làm ăn. Lúc ấy con tôm hùm đang thịnh nên tôi chỉ nuôi tôm hùm là chính.
Tuy nhiên, qua quá trình nuôi và tìm hiểu thì tôi nhận thấy, tuy con tôm hùm đem lại lợi nhuận cao, nhưng thời gian thả nuôi lâu nên khó quay vòng vốn và rủi ro cao. Do đó, mấy năm nay tôi bắt đầu nuôi cá và nuôi hàu Thái Bình Dương nhiều hơn”.
Bên cạnh việc nuôi cá, hàu thương phẩm, ông Nhanh còn khai thác và ươm giống cá hồng tự nhiên để cung cấp cho các hộ nuôi khác với số lượng mỗi năm xuất ra thị trường khoảng vài chục nghìn con cá giống. Trong đó nhiều nhất là cá hồng và cá bớp. Ông Nhanh cho biết: “Cá hồng tôi đang nuôi thương phẩm và cá hồng giống đều là cá hồng tự nhiên nên chất lượng thịt rất ngon.
Vì thế giá bán của loại cá này cũng rất cao, khoảng 250 nghìn đồng/kg”. Ngoài cá hồng, ông Nhanh còn thả nuôi nhiều loại cá đặc sản khác. Tính ra trung bình mỗi năm, ông Nhanh thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi cá, tôm dưới chân cầu Thạnh Đức.
Không chỉ riêng ông Nhanh, mà con cá, con hàu đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng chục hộ dân sống ở vùng ven biển này. Và hiện tại, đầu ra cho các loại cá nước lợ nuôi trong lồng là rất lớn. Theo các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Phổ Thạnh thì chỉ tính riêng thị trường ở địa phương đã không đủ để cung cấp. Do đó, nhiều hộ dân ở đây đang tìm hướng để mở rộng thêm diện tích thả nuôi cá và thu hẹp dần diện tích nuôi tôm hùm.
Triển vọng từ mô hình nuôi cá bớp
Nhận thấy mô hình nuôi cá nước lợ đem lại hiệu quả cao, những năm gần đây, một số hộ dân ở Phổ Thạnh đã tăng cường đầu tư, mở rộng thêm diện tích lồng bè để nuôi. Tuy nhiên, một trong những loại cá được các hộ nuôi xem là triển vọng và đem lại lợi nhuận cao hiện nay chính là cá bớp.
Về mô hình nuôi cá bớp ở Phổ Thạnh thì ông Võ Văn Được là một trong những người tiên phong và đã thu lợi nhuận cao từ loại cá này. Ông Được chia sẻ: “Hầu hết người dân ở đây đều sống nhờ vào việc đi biển và nuôi trồng thủy sản.
Trong đó có nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả cũng nhờ con tôm, con cá và con hàu Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôi nhận thấy mô hình nuôi cá bớp rất có tiềm năng và có giá trị kinh tế cao. Đầu ra cho sản phẩm cũng rất dồi dào. Vì hiện nay, hầu hết các nhà hàng, tiệc cưới đều sử dụng cá bớp để nấu lẩu, nấu ngọt…
Theo ông Được, cá bớp thuộc loại sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thất thoát ít. Hơn nữa cá bớp thuộc loại ăn khỏe. Thức ăn của cá chủ yếu là cá tạp nên rất dễ nuôi. Do đó, chỉ trong vòng 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 4 - 5 kg/con. Với giá bán từ 160 – 170 nghìn đồng/kg như hiện nay thì lợi nhuận mà cá bớp mang lại là “một lời một”.
Sau một thời gian nuôi cá bớp thấy hiệu quả, đồng vốn bỏ ra ít mà lại nhanh thu hồi, ông Được đã chuyển toàn bộ lồng nuôi tôm hùm sang nuôi cá bớp. Hiện tại, ông thả nuôi khoảng 900 con cá bớp theo hai vụ gối đầu. Tính ra, mỗi năm ông thu trên 2 tấn cá bớp, lợi nhuận mang lại trên 100 triệu đồng.
Tiềm năng về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Ngãi là rất lớn. Song không phải địa phương nào cũng biết tận dụng lợi thế, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế. Vì vậy mô hình nuôi cá nước lợ trong lồng ở xã Phổ Thạnh là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả.
Tuy nhiên, để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững thì các địa phương cần phải có quy hoạch cụ thể, để đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm cản trở việc đi lại của tàu thuyền, cản trở dòng chảy và người dân có thể an tâm thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa đông xuân khu vực ĐBSCL đã kết thúc với giá tương đối cao (lúa IR50404 là 4.600 - 4.700đ/kg; gạo 15% tấm xuất khẩu 7.700 - 7.800đ/kg; gạo 5% tấm xuất khẩu 7.900 - 8.000 đ/kg (không bao tại mạn). Chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo đến thời điểm hiện tại ước đạt 80% kế hoạch và sẽ kết thúc vào ngày 30/4.

Là thủ phủ của trà Việt, chè từ vị trí là cây xóa đói giảm nghèo đã được nâng tầm thành cây mũi nhọn, cây làm giàu cho người làm chè Thái Nguyên. Tuy nhiên, những nương chè, đồi chè xứ Thái lại manh mún, vụn vặt. Việc tạo ra những vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu chè quy mô lớn luôn là đòi hỏi khách quan. Và thời gian qua, người dân đã tự phát phá đất lúa để trồng chè.

Tiềm năng có thừa, thị trường xuất khẩu rộng mở nhưng ngành chế biến, xuất khẩu chè Việt Nam vẫn còn những nghịch lý từ trong nội tại như quy mô sản xuất nhỏ, có quá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khiến nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng được công suất chế biến của các nhà máy, giá xuất khẩu thấp,…

Ngày 26/4, tại Tp Nha Trang, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng và đưa ra giải pháp hiệu quả giúp người nuôi tôm yên tâm và thành công. Tham dự có trên 130 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tại các tỉnh khu vực từ Khánh Hòa cho đến Bến Tre và lãnh đạo cấp cao của Công ty cùng tham gia Hội nghị.

UNBD TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép được xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại huyện Cần Giờ với diện tích 3ha, công suất chứa từ 15.000 đến 20.000 tấn, nhằm giúp ổn định giá muối trên thị trường.