Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Đất Vườn Trồng Sả Đạt Thu Nhập Cao

Tận Dụng Đất Vườn Trồng Sả Đạt Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 24/10/2014

Sả là loại gia vị phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn. Vì vậy, những năm gần đây người dân ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã tập trung trồng cây sả theo quy mô lớn. Khi trồng sả, người dân đã tận dụng tối đa diện tích đất trong vườn nhà.

Vì sả mọc thành bụi nhỏ, không chiếm nhiều diện tích, ưa bóng râm nên có thể tận dụng diện tích đất dưới tán các cây ăn quả như xoài, mít, vải trong vườn nhà hoặc các cây lấy gỗ như keo, bồ đề trên đồi thấp. Ngoài ra, người dân Hạ Hòa khi trồng sả còn tận dụng những khoảnh đất ven ruộng, bờ ao, góc vườn hay ven đường.

Đó là những diện tích đất phù hợp với trồng sả. Ban đầu, khi trồng, người trồng sả chỉ dùng những nhánh sả giống nhỏ, tách ra thành từng gốc, cắt ngắn rễ rồi dùng cuốc đào thành những hố nông để trồng. Thông thường, sả trồng xuống đất khoảng 1 tuần là có thể vươn thành lá xanh. Sả dễ sống, sinh trưởng nhanh, không cần bón phân hay tưới nước thường xuyên, phát triển đều kể cả khi trên diện tích đất khô cằn sỏi đá.

Trong những năm gần đây, sả được thị trường quanh huyện và vùng xuôi ưa chuộng, có nhu cầu lớn hằng ngày nên người dân Hạ Hòa đẩy mạnh việc trồng và thâm canh sả ở mọi diện tích đất có thể tận dụng. Có hộ sẵn sàng đầu tư ruộng cạn để trồng sả với quy mô lớn.

Điều quan trọng là khi canh tác sả, người ta không phải tốn diện tích đất vườn hay đầu tư quá nhiều phân bón mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Hiện nay, người dân Hạ Hòa bán sả ra thị trường với giá từ 13-15 ngàn đồng/kg, mỗi ngày, hàng trăm kg củ sả được bán ra chợ, hay các nhà hàng và cho lái buôn. Hơn nữa, những năm gần đây, việc cung cấp củ sả để làm dầu sả được người dân chú trọng. Vì thế, diện tích sả theo mô hình trồng tận dụng đất được người dân tích cực đẩy mạnh.

Tại xã Ấm Hạ, gia đình bà Nguyễn Thị Nụ có thâm niên gần 10 năm trồng cây sả lấy củ bán. Gia đình bà đã tận dụng tối đa đất vườn, trồng xen canh được gần 3 sào sả.

Bà Nụ cho biết, sả rất dễ chăm sóc, không tốn phân, không kén đất nên khi trồng sả với diện tích lớn, gia đình bà nhàn hơn nhiều so với các cây hoa mầu khác. Mỗi vườn sả, gia đình bà Nụ có thể thu hoạch được từ 2-2,5 năm, củ sả được gia đình bà Nụ nhổ bán hằng ngày theo đơn đặt hàng. Mỗi ngày gia đình bà thu về từ 200-250 ngàn đồng từ bán củ sả.

Để vườn sả được trẻ lâu, cứ mỗi lần thu hoạch, gia đình bà Nụ lại tiếp tục nhân giống bằng việc trồng kế cận ngay cạnh bụi sả lớn những gốc sả non để kế tiếp. Nhờ thế, vườn sả của gia đình bà cho thu hoạch củ quanh năm, nhất là vào mùa cưới và dịp tết.

Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn huyện Hạ Hòa  như Ấm Hạ, Hiền Lương, Minh Hạc, Động Lâm, Phương Viên, Gia Điền đều trồng sả với diện tích lớn.

Trước đây, người dân trồng sả theo hình thức trồng nhỏ lẻ một hai khóm để lấy củ làm gia vị thì nay củ sả được trồng với diện tích lớn để cung cấp ra thị trường với khối lượng lớn. Biết đây là mô hình thâm canh theo hình thức tận dụng đất khá hiệu quả nên nhiều hộ dân đã tích cực áp dụng và mang lại nguồn thu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

26/11/2014
Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tân Sơn Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

19/06/2014
Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông Giống Ngô Nếp Lai Max 68 Lựa Chọn Mới Của Nhà Nông

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

26/11/2014
Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa Thừa Thiên Huế Mất Lạc, Được Dưa

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.

19/06/2014
Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển Thành Tỷ Phú Nhờ Con Sứa Biển

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

26/11/2014