Tận dụng chất thải từ ao nuôi cá làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

Đề tài do giáo sư, tiến sĩ Cao Ngọc Điệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xử lý nước-bùn ao nuôi cá rô đồng và cá thát lát, tận dụng nguồn bùn ao sau khi xử lý xác bã thực vật (rơm rạ) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Qua đây, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra phương pháp xử lý nước ao cá và bón thực nghiệm trên các loại rau ăn lá, lúa cao sản, cây bắp lai và cây ăn quả.
Phân hữu cơ vi sinh bón trên các loại cây đều mang lại hiệu quả, giúp người nông dân tiết kiệm được 50% lượng phân bón hóa học mà năng suất mang lại tương đương như bón phân hóa học, cho lợi nhuận thu về cao hơn so với bón phân hóa học.
Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng còn giúp cải thiện đáng kể độ phì cho đất.
Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người nuôi cá tận dụng phế thải để phát triển thêm mô hình trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.

Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.