Tận dụng chất thải từ ao nuôi cá làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

Đề tài do giáo sư, tiến sĩ Cao Ngọc Điệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xử lý nước-bùn ao nuôi cá rô đồng và cá thát lát, tận dụng nguồn bùn ao sau khi xử lý xác bã thực vật (rơm rạ) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Qua đây, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra phương pháp xử lý nước ao cá và bón thực nghiệm trên các loại rau ăn lá, lúa cao sản, cây bắp lai và cây ăn quả.
Phân hữu cơ vi sinh bón trên các loại cây đều mang lại hiệu quả, giúp người nông dân tiết kiệm được 50% lượng phân bón hóa học mà năng suất mang lại tương đương như bón phân hóa học, cho lợi nhuận thu về cao hơn so với bón phân hóa học.
Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng còn giúp cải thiện đáng kể độ phì cho đất.
Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người nuôi cá tận dụng phế thải để phát triển thêm mô hình trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.

Ước tính sơ bộ, vụ Đông Xuân 2011 – 2012, cả nước đạt sản lượng 20,26 triệu tấn, tăng 466.000 tấn so với vụ năm trước.

Thời gian qua, ở Nghệ An người nuôi tôm ở 3 địa phương Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và TP Vinh đang phải đối mặt với dịch bệnh, khi gần 200 ha ao đầm tôm nuôi chết hàng loạt chưa xác định được nguyên nhân. Để cứu tôm thoát khỏi hoàn cảnh bi đát đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để.

Những năm gần đây, cây ca cao ngày càng được nhiều nông dân ở Đắk Nông chọn lựa. Đến cuối năm 2010, tổng diện tích ca cao trên địa bàn đạt khoảng 650ha, tăng 177ha so với năm 2009

Sau khi rời xã Thúy Loa (Nà Hang - Tuyên Quang) để nhường chỗ cho công trình thủy điện Tuyên Quang, 36 hộ dân đã về định cư tại thôn 21, xã Lăng Quán (Yên Sơn)