Tận dụng chất thải từ ao nuôi cá làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

Đề tài do giáo sư, tiến sĩ Cao Ngọc Điệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xử lý nước-bùn ao nuôi cá rô đồng và cá thát lát, tận dụng nguồn bùn ao sau khi xử lý xác bã thực vật (rơm rạ) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Qua đây, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra phương pháp xử lý nước ao cá và bón thực nghiệm trên các loại rau ăn lá, lúa cao sản, cây bắp lai và cây ăn quả.
Phân hữu cơ vi sinh bón trên các loại cây đều mang lại hiệu quả, giúp người nông dân tiết kiệm được 50% lượng phân bón hóa học mà năng suất mang lại tương đương như bón phân hóa học, cho lợi nhuận thu về cao hơn so với bón phân hóa học.
Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng còn giúp cải thiện đáng kể độ phì cho đất.
Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người nuôi cá tận dụng phế thải để phát triển thêm mô hình trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2015 vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bộ NNPTNT phải phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

CXT 30 không những sống được ở vùng đất bạc màu mà còn tỏ ra vượt trội hơn các giống khác, ít bị sâu bệnh, tiết kiệm chi phí phân bón cũng như thuốc BVTV.

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.