Tận dụng chất thải từ ao nuôi cá làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng

Đề tài do giáo sư, tiến sĩ Cao Ngọc Điệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Sau thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài đã thực hiện được mục tiêu là xử lý nước-bùn ao nuôi cá rô đồng và cá thát lát, tận dụng nguồn bùn ao sau khi xử lý xác bã thực vật (rơm rạ) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Qua đây, chủ nhiệm đề tài đã tìm ra phương pháp xử lý nước ao cá và bón thực nghiệm trên các loại rau ăn lá, lúa cao sản, cây bắp lai và cây ăn quả.
Phân hữu cơ vi sinh bón trên các loại cây đều mang lại hiệu quả, giúp người nông dân tiết kiệm được 50% lượng phân bón hóa học mà năng suất mang lại tương đương như bón phân hóa học, cho lợi nhuận thu về cao hơn so với bón phân hóa học.
Ngoài ra, việc bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng còn giúp cải thiện đáng kể độ phì cho đất.
Theo đánh giá của các thành viên hội đồng, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp người nuôi cá tận dụng phế thải để phát triển thêm mô hình trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) vừa công bố ra thị trường bộ tiêu chuẩn về quy trình chứng nhận cho cá tra. Đây là bộ tiêu chuẩn thứ hai do ASC đưa ra. Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của ASC được thực hiện cho cá rô phi vào hồi tháng 3/2012.

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Ngày 4.5, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho biết, bọ dừa đã xuất hiện và gây hại gần 1.800ha dừa ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An với tỷ lệ hại 55-60%, có nơi gây hại đến 85%.

Sáng qua (22.6), đoàn công tác liên ngành của TP. Hà Nội đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Tây Tựu (xã điểm của huyện Từ Liêm).

Người Cà Mau không còn xa lạ với nghề ương cua bột. Tuy nhiên, để ương cua bột thành công và đạt hiệu quả như một số hộ dân ở ấp Cái Trăng, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thì không phải ai cũng có thể làm được.