Tận dụng bờ bao vuông tôm, ao cá

Anh Võ Hoàng Giang, ngụ ấp 8, xã An Xuyên, có 2,5 công đất ruộng bị nhiễm mặn. Vì diện tích nhỏ nên thu nhập của anh từ nuôi tôm không ổn định, nuôi cá thì thu nhập rất thấp. Suy nghĩ bờ bao đất mình có diện tích gần 1.000 m2 chưa trồng cây gì được, nên bằng chút ít kinh nghiệm học hỏi từ trồng màu ở xã Lý Văn Lâm, anh quyết định cải tạo đất, trồng nhiều loại hoa màu, trong đó 2 loại chủ lực là dưa leo và khổ qua.
Không ngờ, trên vùng đất nhiễm mặn này mà rẫy màu của anh vẫn phát triển xanh tốt. Anh cho biết: “Năm 2010, năm đầu tiên trồng màu, tôi thu nhập đủ vốn. Từ đó đến nay mỗi năm tôi có thu nhập từ hoa màu trên 100 triệu đồng”.
Trên bờ ao cá bống tượng, cá chình của mình, ông Nguyễn Hữu Ánh, nông dân khóm 1, phường Tân Thành, trồng khổ qua, cà chua, dưa hấu, mỗi năm từ 1 - 2 vụ. Với diện tích trên 3,5 ha, ngoài thu nhập từ nuôi cá, thu nhập bình quân từ hoa màu của ông Ánh từ 35 - 40 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Hữu Ánh cho biết: “Thật ra, tôi thấy trên bờ liếp ao cá để trống cỏ lên nhiều cũng tiếc lắm, thấy hơi lãng phí, nên tôi tích cực trồng hoa màu để thu nhập thêm cho gia đình”.
Ở xã An Xuyên, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, có mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa rất hiệu quả, 10 năm qua, đều đều năm nào anh cũng thu về từ 15 - 20 triệu đồng. Anh cho biết: “Trồng màu chỉ là mô hình phụ, nhưng giải quyết nhiều vấn đề như: khai thác triệt để diện tích đất sản xuất, giải quyết được lao động nhàn rỗi ở gia đình, tăng thu nhập”.
Ðược biết, trong nhiều năm qua, Hội Nông dân TP Cà Mau đã phát động bà con nông dân phát triển trồng rau màu trên bờ bao vuông tôm, ruộng lúa, bờ ao cá bống tượng, cá chình. Hiện phong trào này phát triển mạnh ở phường Tân Thành, các xã An Xuyên, Tân Thành và Hoà Thành. Ðây là các mô hình trồng các loại hoa màu ngắn ngày, tăng thêm thu nhập cho gia đình, đồng thời khai thác hết tiềm năng đất sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.