Tận dụng bờ bao vuông tôm, ao cá

Anh Võ Hoàng Giang, ngụ ấp 8, xã An Xuyên, có 2,5 công đất ruộng bị nhiễm mặn. Vì diện tích nhỏ nên thu nhập của anh từ nuôi tôm không ổn định, nuôi cá thì thu nhập rất thấp. Suy nghĩ bờ bao đất mình có diện tích gần 1.000 m2 chưa trồng cây gì được, nên bằng chút ít kinh nghiệm học hỏi từ trồng màu ở xã Lý Văn Lâm, anh quyết định cải tạo đất, trồng nhiều loại hoa màu, trong đó 2 loại chủ lực là dưa leo và khổ qua.
Không ngờ, trên vùng đất nhiễm mặn này mà rẫy màu của anh vẫn phát triển xanh tốt. Anh cho biết: “Năm 2010, năm đầu tiên trồng màu, tôi thu nhập đủ vốn. Từ đó đến nay mỗi năm tôi có thu nhập từ hoa màu trên 100 triệu đồng”.
Trên bờ ao cá bống tượng, cá chình của mình, ông Nguyễn Hữu Ánh, nông dân khóm 1, phường Tân Thành, trồng khổ qua, cà chua, dưa hấu, mỗi năm từ 1 - 2 vụ. Với diện tích trên 3,5 ha, ngoài thu nhập từ nuôi cá, thu nhập bình quân từ hoa màu của ông Ánh từ 35 - 40 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Hữu Ánh cho biết: “Thật ra, tôi thấy trên bờ liếp ao cá để trống cỏ lên nhiều cũng tiếc lắm, thấy hơi lãng phí, nên tôi tích cực trồng hoa màu để thu nhập thêm cho gia đình”.
Ở xã An Xuyên, anh Nguyễn Thanh Tâm, ngụ ấp Tân Thuộc, có mô hình trồng bí rợ trên bờ bao ruộng lúa rất hiệu quả, 10 năm qua, đều đều năm nào anh cũng thu về từ 15 - 20 triệu đồng. Anh cho biết: “Trồng màu chỉ là mô hình phụ, nhưng giải quyết nhiều vấn đề như: khai thác triệt để diện tích đất sản xuất, giải quyết được lao động nhàn rỗi ở gia đình, tăng thu nhập”.
Ðược biết, trong nhiều năm qua, Hội Nông dân TP Cà Mau đã phát động bà con nông dân phát triển trồng rau màu trên bờ bao vuông tôm, ruộng lúa, bờ ao cá bống tượng, cá chình. Hiện phong trào này phát triển mạnh ở phường Tân Thành, các xã An Xuyên, Tân Thành và Hoà Thành. Ðây là các mô hình trồng các loại hoa màu ngắn ngày, tăng thêm thu nhập cho gia đình, đồng thời khai thác hết tiềm năng đất sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.

Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?

Chúng tôi về xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối vụ hành tây. Dạo quanh các thôn xóm, gặp người dân ai ai cũng chép miệng: "Năm nay giá thấp kỷ lục. Đã vậy bán rẻ cũng không xong!".