Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Diệt Cá Lóc Con

Tận Diệt Cá Lóc Con
Ngày đăng: 19/06/2012

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Hồng ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp cho biết hằng ngày có hàng chục người dân trong xã tỏa đi các nơi lưới hoặc đặt dớn bắt cá lòng ròng. Trung bình mỗi ngày người dân trong xã bắt được 40-50kg cá lòng ròng bán cho các vựa cá với giá 120.000 đồng/kg. Theo ông Hồng, do mọi người thi nhau “săn” cá lòng ròng nên nguồn lợi cá lóc tự nhiên trên kênh, rạch ở vùng Hậu Giang đã cạn kiệt.

Mua bán cá lòng ròng là tận diệt cá lóc tự nhiên - Ảnh: Q.Vinh

“Trước đây tôi câu được 8-10kg cá lóc tự nhiên/ngày, nhưng bây giờ kiếm được 1-2 con là may lắm rồi”-ông Hồng nói. Chủ vựa cá Thành Tài ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp cho biết mỗi ngày mua khoảng 200kg và bán hết cho thương lái ở TP.HCM.

Ông Đặng Ngọc Giao, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết ở khu vực huyện Phụng Hiệp có hai vựa cá mua cá lòng ròng. Trong đó vựa cá Thành Tài đã bị lập biên bản và làm cam kết không mua loại cá này nữa. “Đánh bắt, tiêu thụ cá lòng ròng là hành vi hủy diệt nguồn lợi thiên nhiên. Chúng tôi sẽ phối hợp với công an để ngăn chặn việc này” - ông Giao nói.

Ông Hà Phước Hùng, khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ, nói việc khai thác và mua các loại cá lóc con đã vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo ông Hùng, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nguồn lợi cá lóc thiên nhiên sẽ không còn vì cứ 1kg cá lòng ròng có thể cho tới 1.000 con cá lóc sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế xử phạt thương lái bán giống gà Đông Tảo giả Thừa Thiên Huế xử phạt thương lái bán giống gà Đông Tảo giả

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

02/05/2015
Nuôi vịt biển Nuôi vịt biển

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

02/05/2015
Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt trị giá 4 tỷ đồng Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt trị giá 4 tỷ đồng

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

02/05/2015
Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.

02/05/2015
Nuôi cừu mùa khô hạn Nuôi cừu mùa khô hạn

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.

02/05/2015