Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân
Ngày đăng: 27/11/2014

Trong khi cây mía đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn vì giá đường xuống thấp, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, hàng tồn kho nhiều, thì hiện nay xuất hiện sâu đục thân phá hại hàng trăm ha mía gây thiệt hại cho nông dân.

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

Trong thân mía, sâu đục thành hang, ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió mạnh, khi gãy trên thân mọc nhánh, hoặc chết khô đọt làm cây mía bị giảm năng suất khi thu hoạch. Qua khảo sát thực địa tại các vùng mía trên địa bàn huyện cho thấy: sâu đục thân chủ yếu là các loại:sâu đục thân mình hồng, mình tím, sâu đục thân 4 vạch. Các giống mía bị nhiễm chủ yếu là LK92-11; K95-156, K2000-89.

Theo khuyến cáo cách phòng trừ sâu đục thân trên cây mía của ngành bảo vệ thực vật thì: khi thu hoạch mía bị nhiễm bệnh phải chặt sát gốc, sau đó phun thuốc trừ sâu trên mặt đất; không sử dụng mía bị nhiễm sâu làm giống; kiểm tra chặt bỏ cây, phần thân cây có sâu mang ra ngoài tiêu hủy; bóc lá mía nhằm hạn chế nơi ở của sâu; dùng máy áp lực cao phun thuốc hóa học vào bộ phận cây mía bị sâu, hạn chế tối đa việc để người đeo bình phun thuốc vào mía vì mía lớn nên không an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu tái nhiễm.

Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Tan_Chau_co_gan_1000_ha_mia_bi_sau_duc_than-7344.aspx


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

23/03/2013
Tăng Tỷ Trọng Chăn Nuôi Trong Nông Nghiệp Ở Chương Mỹ (Hà Nội) Tăng Tỷ Trọng Chăn Nuôi Trong Nông Nghiệp Ở Chương Mỹ (Hà Nội)

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, bãi, hồ, hang động.

23/03/2013
Cá Đồng Lên Ngôi Cá Đồng Lên Ngôi

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

25/03/2013
Đề Phòng Nghêu Chết Hàng Loạt - Khẩn Trương San Thưa Nghêu Giống, Thu Hoạch Nghêu Thịt Ở Bến Tre Đề Phòng Nghêu Chết Hàng Loạt - Khẩn Trương San Thưa Nghêu Giống, Thu Hoạch Nghêu Thịt Ở Bến Tre

Hiện tượng nghêu chết đang xảy ra cục bộ tại các hợp tác xã (HTX) nghêu thuộc địa bàn 3 huyện ven biển, mà chưa rõ nguyên do.

25/03/2013
ASC Làm Thay Đổi Ngành Cá Tra Việt Nam ASC Làm Thay Đổi Ngành Cá Tra Việt Nam

Nicki Holmyard - Biên tập viên của SeafoodSource (website về thủy sản) đã có bài viết về cá tra Việt Nam sau chuyến thăm và khảo sát tình hình thực tế Việt Nam do Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) tổ chức để xem xét ngành cá tra đã thay đổi như thế nào thông qua việc tham gia chương trình ASC.

25/03/2013