Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Trong khi cây mía đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn vì giá đường xuống thấp, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, hàng tồn kho nhiều, thì hiện nay xuất hiện sâu đục thân phá hại hàng trăm ha mía gây thiệt hại cho nông dân.
Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.
Trong thân mía, sâu đục thành hang, ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió mạnh, khi gãy trên thân mọc nhánh, hoặc chết khô đọt làm cây mía bị giảm năng suất khi thu hoạch. Qua khảo sát thực địa tại các vùng mía trên địa bàn huyện cho thấy: sâu đục thân chủ yếu là các loại:sâu đục thân mình hồng, mình tím, sâu đục thân 4 vạch. Các giống mía bị nhiễm chủ yếu là LK92-11; K95-156, K2000-89.
Theo khuyến cáo cách phòng trừ sâu đục thân trên cây mía của ngành bảo vệ thực vật thì: khi thu hoạch mía bị nhiễm bệnh phải chặt sát gốc, sau đó phun thuốc trừ sâu trên mặt đất; không sử dụng mía bị nhiễm sâu làm giống; kiểm tra chặt bỏ cây, phần thân cây có sâu mang ra ngoài tiêu hủy; bóc lá mía nhằm hạn chế nơi ở của sâu; dùng máy áp lực cao phun thuốc hóa học vào bộ phận cây mía bị sâu, hạn chế tối đa việc để người đeo bình phun thuốc vào mía vì mía lớn nên không an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu tái nhiễm.
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Tan_Chau_co_gan_1000_ha_mia_bi_sau_duc_than-7344.aspx
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/6, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết nhiều thương lái đang rầm rộ thu mua bông thanh long. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vườn, ông nhận định đây có thể là chiêu trò lừa gạt, tận thu bông đang nở để gây thiệt hại mùa màng của bà con nông dân.

Riêng, đối với giá tôm sú vẫn ổn định, loại 20 con giá từ 199.000 - 214.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 172.000 - 182.000 đồng/kg, loại 40 con giá 142.000 - 152.000 đồng/kg, loại 50 con giá 138.000 đồng/kg… Theo số liệu thống kê, đến nay có 206 hộ thu hoạch hòa vốn, 753 hộ bị thua lỗ và hơn 2.588 hộ nuôi có lãi, chiếm 70,4% số hộ thu hoạch.

Có người sự phát minh, sáng chế đến một cách tình cờ, trong khi đối với người khác là do sự đam mê nghiên cứu. Còn anh Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Gò Công (Phường 3, TX. Gò Công - Tiền Giang) những sáng kiến của anh đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống

Mỹ Phước Tây là xã điểm của TX. Cai Lậy (Tiền Giang) được chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với mục tiêu hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, CĐML vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại.

Ngày 12/6/2014, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua bông thanh long rầm rộ ở nhiều nơi hiện nay là chiêu trò lừa gạt nhà vườn.