Tân Châu (An Giang) Trình Diễn Mô Hình Trồng Thực Nghiệm Giống Lúa Thuần VN121

Sáng ngày 28-2, Trạm Bảo vệ thực vật Thị xã Tân Châu (An Giang) phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam trình diễn mô hình trồng thử nghiệm giống lúa thuần VN121 tại xã Long An, thị xã Tân Châu.
Qua trồng thử nghiệm giống lúa thuần VN121 tại hộ gia đình anh Nguyễn Văn Tiệp thuộc ấp Long Thành, xã Long An gieo sạ trên diện tích 2.000m2, lúa hiện nay gần thu hoạch. Theo đánh giá của Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam giống lúa VN121 được trồng thực nghiệm tại hộ anh Tiệp có thời gian sinh trưởng hơn 90 ngày, đẻ nhánh khỏe, chống sâu bệnh tốt, năng suất ổn định, chất lượng gạo tốt, cơm dẻo thơm.
Ước tính năng suất bình quân đạt từ 7,5 đến 8 tấn/ha tùy theo điều kiện thâm canh, chăm sóc. Nông dân lợi nhuận 1 triệu đồng/công. Việc thực nghiệm giống lúa VN121 nhằm tìm ra giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - phó Phòng NN&PTNT huyện Giồng Trôm, Bến Tre - cho biết thị trường tiêu thụ chanh từ trước đến nay đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhưng gần đây Trung Quốc ngưng tiêu thụ chanh nên giá giảm.

Các doanh nghiệp chế biến,xuất khẩu cá tra cạnh tranh không lành mạnh chào bán giá thấp rồi quay lại ép giá mua cá của người dân để chế biến có lời.