Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng

“Tham gia công tác hội, đi suốt ngày bị vợ, con la; cấp trên triển khai công việc mà không truyền đạt lại hết ý cho hội viên thì bị cấp trên la;
Hội viên đề đạt nguyện vọng mà không báo cáo lại đầy đủ với cấp trên, nguyện vọng hội viên bị “treo” thì bị hội viên la” - ông Lê Văn Xin - chi hội trưởng “lão làng” phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu (Đà Đẵng) dí dỏm chia sẻ.
Ở TP.Đà Nẵng có đến vài chục “già làng” như vậy.
Riêng Hội ND phường Hòa Cường Bắc (Hải Châu) có đến 3 cụ.
“Trẻ” nhất trong số này là ông Tạ Ngọc Hoán, sinh năm 1940 (75 tuổi), đang là CHT chi hội ND 9; các ông Trần Văn Bánh (CHT chi hội 1), Lê Văn Xin (CHT chi hội 10) đều đã 79, 80 tuổi.
Công tác “3 la”
Ông Tạ Ngọc Hoán (trái)- Chi hội trưởng Chi hội ND 9, phường Hòa Cường Bắc trao đổi công việc với các hội viên.
Cả ba cụ Hoán, cụ Bánh, cụ Xin đều vào Hội ND từ năm 1978 và là hội viên đầu tiên của chi hội.
Trước đó, họ là cán bộ đội sản xuất, thuộc các hợp tác xã nông nghiệp.
Các cụ làm CHT tính đến nay đã 35 năm.
Trong đó, chỉ 5 năm gần đây các cụ mới có phụ cấp mỗi tháng vài trăm ngàn đồng, còn 30 năm về trước là làm “chay”.
Ông Lê Văn Xin ví làm CHT là công tác “3 la” – bị 3 phía la mắng, trách móc.
Ông Xin dí dỏm: “Tham gia Hội, đi suốt bị vợ, con la; cấp trên triển khai chủ trương, công việc mà không truyền đạt lại hết ý cho hội viên ở dưới thì bị cấp trên la; hội viên cấp dưới đề đạt nguyện vọng mà không báo cáo lại đầy đủ với cấp trên, dẫn đến nguyện vọng hội viên bị “treo” thì bị hội viên la.
Phía nào cũng la được nhưng quyền lợi thì chẳng có gì”.
Bị la là vậy, ấy nhưng các cụ vẫn giữ “chức” CHT mấy chục năm liền, vì hội viên và Hội cấp trên chưa ưng để các cụ nghỉ.
Ông Trần Văn Lý (64 tuổi)- Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc chia sẻ: “Có những hội viên chẳng may tai nạn phải cấp cứu, đúng lúc trong nhà không có một đồng, “già làng” liền ra tay quyên góp, nhanh chóng có ngay 5-7 triệu đồng làm thủ tục nhập viện cho hội viên.
“Nhờ vậy mà họ tập hợp hội viên được, nói hội viên nghe.
Những chủ trương, chính sách trên đưa xuống, họ triển khai nhẹ nhàng, thuận lợi”.
Phê bình cả bí thư
"Nhiều việc không thuộc về trách nhiệm CHT, quy định trong Điều lệ Hội NDVN, nhưng các cụ CHT vẫn làm, miễn việc đó hội viên cần, xã hội không cấm.
Họ xem hội viên trong chi hội như người một gia đình”. Ông Trần Văn Lý - Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc
Làm CHT chi hội ND, nhưng các cụ kiên quyết không muốn mang tiếng tư lợi.
Con cái trong nhà muốn vay vốn Quỹ HTND của Hội, nhưng các cụ ngại “duyệt”, sợ bà con xì xào.
“Danh sách cho hội viên vay vốn mà các chi hội gửi lên, bao giờ chúng tôi cũng phải đi kiểm tra lại, xem có đúng đối tượng không.
Riêng danh sách từ các “già làng” gửi lên, chúng tôi rất yên tâm.
Các cụ làm rất kỹ, công tâm, minh bạch” – Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc Trần Văn Lý nói.
Có tâm sáng, vì cái chung nên các cụ rất thẳng thắn khi đối diện với những việc làm, lời nói không đúng, dù đó là cấp nào.
Ông Tạ Ngọc Hoán có lần tổ chức sinh hoạt chi hội, đưa giấy mời bí thư chi bộ khối phố tham dự.
Ông bí thư cầm giấy mời và nói: “Bữa ni còn ND đâu nữa mà họp với hội!”.
Ông Hoán phê bình ngay và đưa vấn đề ra cuộc họp của phường.
Ông bí thư chi bộ phải xin lỗi “cụ” Hoán.
“Chúng tôi nghỉ thì vẫn là hội viên, vẫn gắn bó với chi hội”-ông Hoán bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

Giai đoạn 2009-2012, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) chuyển đổi 177 héc-ta đất lúa sang trồng rau màu và lập vườn cây ăn trái, đưa chỉ số diện tích rau màu tăng gấp đôi và giá trị sử dụng vòng quay của đất lên 4,13 lần/năm, góp phần đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).