Tam Nông Trúng Giá Cá Lóc, Cá Tra, Tôm Càng Xanh

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch cá lóc, cá tra, tôm càng xanh thương phẩm với niềm vui trúng mùa - trúng giá.
Đến ngày 06/11/2013, nông dân trong huyện đã thu hoạch gần 5.000 tấn cá lóc thương phẩm, 37.349 tấn cá tra và hơn 338 tấn tôm càng xanh. Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc, giá dao động từ 38.000 đồng/kg đến trên 40.000 đồng/kg (tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 2.000 - 5.000 đồng/kg), cá tra giá trên 23.000 đồng/kg, tôm càng xanh trứng với giá dao động 120.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước) và tôm xô (loại 40 con/kg) giá bán 230.000 đồng/kg.
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), đầu tư trên dưới 4kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lóc thương phẩm. Trong khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên việc tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng cao. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Bà con nông dân nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Thành B cho biết, việc thu tỉa tôm trứng là nhằm tạo điều kiện cho tôm đực lớn nhanh, tăng kích cỡ tôm loại 1 nhiều và tiết kiệm được lượng thức ăn cho tôm đáng kể. Tôm càng xanh dễ nuôi và nguồn thức ăn cho tôm dồi dào, giá thức ăn rẻ, nguồn nước tốt, có thể nuôi số lượng lớn, con tôm tăng trưởng nhanh, đồng đều và tôm bán được giá, cho lợi nhuận rất hấp dẫn.
Toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện có hàng trăm hộ nông dân tận dụng diện tích mặt nước ao hầm quanh nhà và nước lũ dâng cao trên ruộng để nuôi thủy sản, với khoảng 1.000 ha. Trong đó, có trên 608 ha tôm càng xanh, trên 261 ha nuôi cá tra, hơn 51 ha nuôi cá lóc và 63,2 ha nuôi cá rô đồng, cá rô phi, cá hường, cá trê các loại; 17 bè nuôi cá basa và 267 mùng, vèo nuôi lươn, ếch, cá, rắn các loại.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, cây dược liệu được trồng rộng rãi ở một số xã, thị trấn của huyện Quản Bạ bước đầu mang về thu nhập cho người trồng. Đến HTX dược liệu Nà Chang, ở thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, là một trong những HTX dược liệu đang tiêu thụ sản phẩm Atiso của bà con.

Là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên, Phú Linh có nhiều điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Năm 2015, xã Phú Linh được huyện giao chỉ tiêu trồng mới 185,9 ha rừng. Đến hết tháng 5, xã đã trồng được 54 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn đang tích cực chỉ đạo bà con nhân dân đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao.

Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể.