Tam Nông tổng kết mô hình trình diễn giống lúa lai GS55 và GS19

Mô hình được thực hiện với diện tích 3ha, giống lúa lai GS55, GS19 do Công ty cổ phần Đại Thành hỗ trợ 100% giống cho 29 hộ tham gia. Qua tổng kết đánh giá cho thấy, mặc dù thời tiết vụ chiêm xuân 2015 có những diễn biến khá bất thường, thời tiết ấm kéo dài trong suốt vụ làm cây lúa phân hóa đòng sớm và trỗ sớm hơn so với dự kiến, làm ảnh hưởng tới năng suất, nhưng các giống lúa lai GS55, GS19 đã thể hiện được khả năng thích ứng với thời tiết, nên tiềm năng năng suất giống lúa vẫn được đảm bảo và cao hơn đối chứng GS9, cao hơn ruộng cấy lúa truyền thống của bà con. Dự kiến năng suất thực thu của giống GS19 đạt cao nhất là 261,8 kg/ sào, giống GS55 đạt 236 kg/sào.
Từ những kết quả đạt được, Trạm khuyến nông huyện mong muốn UBND huyện Tam Nông tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí, để mở rộng mô hình trình diễn thâm canh giống lúa của Công ty cổ phần Đại Thành trên địa bàn huyện Tam Nông trong những vụ tiếp theo. Đồng thời khuyến cáo nông dân tích cực triển khai thâm canh mở rộng mô hình sản xuất lúa lai GS55, GS19 để tăng năng suất, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm mô hình sản xuất và tiêu thụ nhãn của Thái Lan cho 50 nông dân trồng nhãn ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung.