Tam Nông tổng kết mô hình trình diễn giống lúa lai GS55 và GS19

Mô hình được thực hiện với diện tích 3ha, giống lúa lai GS55, GS19 do Công ty cổ phần Đại Thành hỗ trợ 100% giống cho 29 hộ tham gia. Qua tổng kết đánh giá cho thấy, mặc dù thời tiết vụ chiêm xuân 2015 có những diễn biến khá bất thường, thời tiết ấm kéo dài trong suốt vụ làm cây lúa phân hóa đòng sớm và trỗ sớm hơn so với dự kiến, làm ảnh hưởng tới năng suất, nhưng các giống lúa lai GS55, GS19 đã thể hiện được khả năng thích ứng với thời tiết, nên tiềm năng năng suất giống lúa vẫn được đảm bảo và cao hơn đối chứng GS9, cao hơn ruộng cấy lúa truyền thống của bà con. Dự kiến năng suất thực thu của giống GS19 đạt cao nhất là 261,8 kg/ sào, giống GS55 đạt 236 kg/sào.
Từ những kết quả đạt được, Trạm khuyến nông huyện mong muốn UBND huyện Tam Nông tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí, để mở rộng mô hình trình diễn thâm canh giống lúa của Công ty cổ phần Đại Thành trên địa bàn huyện Tam Nông trong những vụ tiếp theo. Đồng thời khuyến cáo nông dân tích cực triển khai thâm canh mở rộng mô hình sản xuất lúa lai GS55, GS19 để tăng năng suất, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.

Nhiều năm trong nghề chăm cây cảnh và là chủ nhân của nhiều sáng tạo siêu "độc" lạ, ông Lê Đức Giáp được nhiều người coi như một "cuốn từ điển bách khoa", một người “thầy giáo” trong nghề trồng cảnh.