Tam Nông Thu Hoạch Cá Lóc Mùa Lũ

Hiện nay, nông dân nuôi cá lóc tại các xã: Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, Tân Công Sính của huyện Tam Nông đã bắt đầu thu hoạch vụ nuôi cá mùa lũ năm 2014.
Giá cá hiện nay đang ở mức cao, cụ thể cá lóc thương phẩm loại 200gr trở lên có giá 45 ngàn đồng/kg, loại 2 con/kg giá 48 ngàn đồng, tăng 8-10 ngàn đồng/kg so với thời điểm tháng 10, với giá này người nuôi cá lóc có lãi khoảng 10 ngàn đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Minh ngụ xã Phú Thành A thả nuôi 2.000 con cá lóc trong mùng lưới, anh tận dụng nguồn cá tạp đánh bắt được để cho cá ăn, sau 4 tháng nuôi anh xuất bán được 1 tấn cá với giá 48 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đạt lợi nhuận 10 triệu đồng.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187C79/Tam_Nong_thu_hoach_ca_loc_mua_lu.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.