Tam Nông (Đồng Tháp) triển khai dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP

Mục tiêu chính của dự án là sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm, áp dụng toàn bộ sản phẩm phân bón, thuốc hữu cơ trong quy trình canh tác, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc hóa học nhằm cải thiện môi trường đất, hạn chế các mầm bệnh gây hại cho vụ nuôi tôm tiếp theo, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
Hiện dự án đã triển khai thực hiện thí điểm với diện tích 20,7ha tại Cù Lao Chim thuộc Hợp tác xã tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B và Công ty Nông nghiệp GAP cung ứng toàn bộ giống lúa, phân, thuốc hữu cơ và cho nông dân trả chậm đến cuối vụ không tính lãi suất. Đồng thời, Công ty sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm với giá thu mua theo giá lúa thị trường tại thời điểm và hỗ trợ 800 đồng/kg lúa tươi.
Hiện các trà lúa đang vào giai đoạn trổ. Theo đánh giá, khi nông dân sử dụng 100% phân, thuốc hữu cơ thì sẽ giảm số lần phun xịt thuốc hóa học từ 4 - 5 lần so với các cánh đồng ngoài dự án. Nhìn chung, nông dân rất đồng tình hưởng ứng.
Bên cạnh đó, để thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện đang dần thay đổi quy trình nuôi bằng cách lập Dự án xây dựng hạ tầng tạo lũ nhân tạo phục vụ diện tích 1.000ha nuôi tôm càng xanh trong vùng dự án. Huyện đang xác định nguồn vốn đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.