Tạm ngưng thu mua, xuất khẩu cá nóc

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ra thông báo đến các cơ sở và ngư dân về việc tạm ngưng thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu.
Theo ông Tâm, lý do tạm ngưng là do khi thực hiện đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu, các đơn vị tham gia gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả; một số cơ sở được chỉ định tham gia thí điểm không mặn mà triển khai.
Cá nóc có nhiều chủng loại nhưng chỉ có 3 loại được chọn để xuất khẩu sang Hàn Quốc là: cá nóc răng mỏ chim, cá nóc xanh, cá nóc bạc và kích cỡ theo yêu cầu phải đạt từ 200 g/con trở lên.
Hơn nữa, phương thức bảo quản sau khi đánh bắt chưa đảm bảo nên ảnh hưởng đến chất lượng khi chế biến, xuất khẩu.
Kiên Giang là một trong 4 tỉnh (Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang) được Bộ NN-PTNT chọn tham gia đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu giai đoạn 2013-2015. Theo đề án này, mỗi năm các cơ sở tại Kiên Giang sẽ thu mua, chế biến khoảng 1.200 - 1.500 tấn cá nóc và xuất khẩu 500 tấn cá thành phẩm, góp phần tăng thu nhập cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển nhanh các giống gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê… Riêng với con bò, những năm gần đây, Sở NN-PTNT tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ nông dân triển khai các chương trình chăn nuôi lớn là Chương trình Sind hóa đàn bò vàng và Chương trình Phát triển giống bò sữa.

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.