Tạm ngưng thu mua, xuất khẩu cá nóc

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ra thông báo đến các cơ sở và ngư dân về việc tạm ngưng thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu.
Theo ông Tâm, lý do tạm ngưng là do khi thực hiện đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu, các đơn vị tham gia gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả; một số cơ sở được chỉ định tham gia thí điểm không mặn mà triển khai.
Cá nóc có nhiều chủng loại nhưng chỉ có 3 loại được chọn để xuất khẩu sang Hàn Quốc là: cá nóc răng mỏ chim, cá nóc xanh, cá nóc bạc và kích cỡ theo yêu cầu phải đạt từ 200 g/con trở lên.
Hơn nữa, phương thức bảo quản sau khi đánh bắt chưa đảm bảo nên ảnh hưởng đến chất lượng khi chế biến, xuất khẩu.
Kiên Giang là một trong 4 tỉnh (Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang) được Bộ NN-PTNT chọn tham gia đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu giai đoạn 2013-2015. Theo đề án này, mỗi năm các cơ sở tại Kiên Giang sẽ thu mua, chế biến khoảng 1.200 - 1.500 tấn cá nóc và xuất khẩu 500 tấn cá thành phẩm, góp phần tăng thu nhập cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương cá giống, cá kiểng, anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ, sinh năm 1964 tại xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) đã vươn lên ổn định cuộc sống.

Trang trại của gia đình anh Phạm Văn Quang ở thôn Thượng Hải, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) có 3 dãy chuồng rộng gần 1.500 m2, thường xuyên nuôi khoảng 2.500 con gà CP lấy trứng thương phẩm. Đầu năm 2012, Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai xây dựng mô hình nuôi gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản trên địa bàn huyện.

Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…

Nhìn chung, tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá tôm nguyên liệu ở mức cao. Sản xuất ngày càng được chú trọng theo hướng đa cây, đa con. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.