Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Những cây điều bị tầm gửi ký sinh sinh trưởng kém, lá xơ xác, cành trơ trụi, không có khả năng ra hoa, đậu trái. Một số hộ phải chặt bỏ vườn điều để thay thế cây trồng khác vì không thể thu hoạch khi mật độ tầm gửi ký sinh nhiều và lây lan khắp vườn.
Ông Lê Văn Hưng ở ấp 3 cho biết, gia đình có 2 ha điều xen cà phê đã cho thu hoạch trên 10 năm, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, cây tầm gửi ký sinh khắp vườn điều. Ông đang định chặt bỏ hết diện tích điều. Rất may cây cà phê trồng xen dưới tán điều không bị tầm gửi gây hại.
Theo ông Nguyễn Hồng Phước, Trưởng ấp 3, tầm gửi ký sinh vào cây điều từ 3-4 năm trở lại đây. Trước đây, tầm gửi chỉ xuất hiện tại những vườn cạnh rừng, nhưng khi diện tích rừng càng thu hẹp thì tầm gửi lại xuất hiện nhiều trên cây điều, khiến năng suất điều giảm 30-80%.
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú đã khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp thủ công, thăm vườn thường xuyên. Khi phát hiện có tầm gửi phải cắt, gỡ bỏ khỏi các cành điều và thu gom xử lý, nhằm hạn chế sự lây lan của ký sinh tầm gửi, bảo vệ vườn điều.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.