Tầm Gửi Sống Ký Sinh Gây Hại 200 Ha Điều

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Những cây điều bị tầm gửi ký sinh sinh trưởng kém, lá xơ xác, cành trơ trụi, không có khả năng ra hoa, đậu trái. Một số hộ phải chặt bỏ vườn điều để thay thế cây trồng khác vì không thể thu hoạch khi mật độ tầm gửi ký sinh nhiều và lây lan khắp vườn.
Ông Lê Văn Hưng ở ấp 3 cho biết, gia đình có 2 ha điều xen cà phê đã cho thu hoạch trên 10 năm, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, cây tầm gửi ký sinh khắp vườn điều. Ông đang định chặt bỏ hết diện tích điều. Rất may cây cà phê trồng xen dưới tán điều không bị tầm gửi gây hại.
Theo ông Nguyễn Hồng Phước, Trưởng ấp 3, tầm gửi ký sinh vào cây điều từ 3-4 năm trở lại đây. Trước đây, tầm gửi chỉ xuất hiện tại những vườn cạnh rừng, nhưng khi diện tích rừng càng thu hẹp thì tầm gửi lại xuất hiện nhiều trên cây điều, khiến năng suất điều giảm 30-80%.
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú đã khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp thủ công, thăm vườn thường xuyên. Khi phát hiện có tầm gửi phải cắt, gỡ bỏ khỏi các cành điều và thu gom xử lý, nhằm hạn chế sự lây lan của ký sinh tầm gửi, bảo vệ vườn điều.
Có thể bạn quan tâm

Giống cây trồng biến đổi gien trở thành vấn đề nhạy cảm, dù ở các nước hay Việt Nam cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Bên ủng hộ xem đây là tiến bộ khoa học giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được.

Bình Chánh, 1 trong 5 huyện ngoại thành TPHCM, có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 19%/năm.

Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ thực hiện 2 chương trình hợp tác kỹ thuật mới: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái.

Ngày 22-7 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị đánh giá lại kết quả sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt.

Ngày 6-8, thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, đã ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái trái và sơ chế hạt cây mắc ca”. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho cây mắc ca phát triển tại Việt Nam.