Tạm Giữ 3 Con Bò Nghi Bị Ăn Trộm

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.
Qua kiểm tra, do số bò trên không có giấy kiểm dịch động vật, chứng nhận nguồn gốc, nên công an đưa hai đối tượng về trụ sở làm việc. Hai đối tượng khai là Lương Văn Hải (28 tuổi, ngụ ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, điều khiển xe) và Lê Văn Duy (ngụ ấp 3, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc).
Tối 30-10, Duy gọi điện cho Hải nhờ lên huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chở bò về tìm mối bán lại, sẽ chi tiền hoa hồng. Sau đó cả hai lên huyện Di Linh gặp một đối tượng tên Thái (chưa rõ địa chỉ), đến một khu đất trống chở 3 con bò khoảng 2 năm tuổi có màu bạc và đen để đem về tìm mối bán, khi đang giới thiệu bán bò cho người dân xã Lộ 25 thì bị phát hiện.
Có thể bạn quan tâm

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.

Chuyển đổi tàu gỗ sang tàu sắt là việc cần làm nhưng chỉ đóng tàu sắt thì chưa đảm bảo ngư dân sẽ thành công trong khai thác. TS Nguyễn Thị Hồng Minh