Tám container vải tươi Việt Nam vào Mỹ, Úc

Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), đã có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Trong đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu vải sang Mỹ đã đưa được ba container đường máy bay (1 tấn/container) đến nơi an toàn, chất lượng vải được đánh giá là tươi và đẹp, chưa kể một container nữa đang trên đường đến Mỹ.
Dù xuất khẩu muộn hơn nhưng đến nay đã có bốn container vải của VN đến thị trường Mỹ và bốn container khác đang trên đường vận chuyển.
Ông Nguyễn Hữu Đạt cho biết đây là lần đầu tiên VN xuất khẩu vải tươi vào hai thị trường nói trên nên các doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào chào hàng và giới thiệu sản phẩm.
Vải xuất khẩu đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và chất lượng từ mã số vùng trồng, nhà đóng gói và chiếu xạ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng cá chình, bống tượng chết tập trung nhiều tại phường Tân Thành, xã Tân Thành, TP Cà Mau từ nửa tháng qua. Nhiều hộ phát hiện cá có hiện tượng bỏ ăn, tấp bờ và chết rải rác. Người dân xác định do khí độc trong ao cao nên chủ động sang ao để tiếp tục nuôi.

Trong khi XK cá tra sang các thị trường chính trong EU liên tục giảm qua các tháng, khiến tổng XK sang khối này tính đến 15/9/2014 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thì Tây Ban Nha là thị trường có triển vọng tích cực trong năm nay. Với mức tăng trưởng 10% tính đến 15/9, Tây Ban Nha đang dẫn đầu khối EU với 58 triệu USD NK cá tra từ Việt Nam.Tây Ban Nha hiện chiếm 5% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã phối hợp đưa ra Báo cáo tổng hợp về triển vọng ngành sản xuất và thương mại thủy sản của thế giới cho đến năm 2022.

Chăn nuôi gia cầm là một ngành quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà, nhưng nhiều năm qua luôn phải chịu rủi ro về giá cả, dịch bệnh, thị trường. Tái cơ cấu sản xuất, xây dựng mối liên kết khép kín, bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đang là yêu cầu cấp bách để tạo ra thế đứng vững chắc cho ngành này.

Anh Cà Mun (xã Khánh Thượng) cho biết: “Năm nay, gia đình trồng được 4ha mì, với hy vọng sẽ bán được giá. Vậy mà đâu ngờ, 4ha chỉ thu được có 4 tấn. Đã vậy, giá mì năm nay thấp lắm, mỗi kg chỉ bán được 900 đồng. Với giá này thì gia đình mình chỉ thu được 3,6 triệu đồng.