Tám container vải tươi Việt Nam vào Mỹ, Úc

Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), đã có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Trong đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu vải sang Mỹ đã đưa được ba container đường máy bay (1 tấn/container) đến nơi an toàn, chất lượng vải được đánh giá là tươi và đẹp, chưa kể một container nữa đang trên đường đến Mỹ.
Dù xuất khẩu muộn hơn nhưng đến nay đã có bốn container vải của VN đến thị trường Mỹ và bốn container khác đang trên đường vận chuyển.
Ông Nguyễn Hữu Đạt cho biết đây là lần đầu tiên VN xuất khẩu vải tươi vào hai thị trường nói trên nên các doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào chào hàng và giới thiệu sản phẩm.
Vải xuất khẩu đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và chất lượng từ mã số vùng trồng, nhà đóng gói và chiếu xạ.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.