Tài trợ 2 triệu euro cho quản lý nước tưới cà phê

Chương trình này góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước do thiên tai, biến đổi khí hậu và kỹ thuật canh tác kém hiệu quả. Dự án sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt Nam được triển khai từ tháng 4-2015, kéo dài đến năm 2019.
Theo kế hoạch, trong năm 2015 dự án sẽ tập huấn cho cho 30 tập huấn viên, 2 ngàn nông dân và thiết lập 6 mô hình thí điểm về sản xuất cà phê bền vững, áp dụng quản lý nước tưới hợp lý cho mỗi tỉnh trong vùng dự án. Theo các chuyên gia, nông dân trồng cà phê hiện dùng trung bình từ 700 đến 1 ngàn lít nước để tưới cho cây cà phê, trong khi đó lượng nước cho ra sản lượng cà phê tương đương chỉ cần 300 - 400 lít.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo sạ được gần 1.700 ha mạ trên sân, vườn, bờ vuông tôm để chuẩn bị cho việc gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm theo kế hoạch.

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.

Do hạt giống kém chất lượng làm hơn 800 hécta bắp hè - thu không hạt tại Đồng Nai vừa qua khiến nông dân thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ở các loại cây trồng khác, chất lượng giống cũng đang là nỗi lo lớn của nông dân.

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

Về xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những ngày này, màu xanh của lúa đã phủ kín các cánh đồng. Trên mảnh ruộng hơn 6 sào, chị Trần Thị Trâm, xóm Đoài vừa nhanh tay vãi phân bón thúc đợt 1 vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi: “Mảnh ruộng này tôi đã cấy xong cách đây 1 tháng bằng giống BC15. Đây là giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn nên hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra”.