Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống

Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhuận, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, đề tài có các nội dung: Thiết kế chế tạo và lựa chọn vị trí thả rạn nhân tạo; tổ chức thả rạn xuống biển và giám sát, đánh giá hiệu quả của rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tôm hùm giống.
Qua theo dõi, bước đầu tại các khu vực thả rạn nhân tạo đạt kết quả khả quan, các loài san hô và giống thủy hải sản quần tụ đông, trong đó có nhiều tôm hùm giống. Được biết, thời gian qua do nhu cầu nuôi tôm hùm tăng mạnh tại Khánh Hòa khiến lượng lớn tôm hùm giống bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt. Việc tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 4 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến khá phức tạp. Trong đó, từ đầu năm 2014 đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 xã huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP.

Vùng nguyên liệu mía thuộc 2 xã Diên Đồng và Diên Xuân (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã áp dụng phương pháp tưới phun, góp phần làm tăng năng suất cây mía…

Vụ xuân hè năm nay nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xuống giống khoảng 600 ha củ cải trắng. Đây là cây màu được bà con luân canh với vụ hành tím. Hiện củ cải trắng đang vào vụ thu họach, với năng suất đạt cao, giá cả tương đối ổn định.

Nhờ mạnh dạn ứng dụng các giống lúa, đậu, ngô... mới vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa nên giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Vì (Hà Nội) năm 2013 đã đạt 95 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 58 triệu đồng/ha so với năm 2008.

Nói đến vùng đất xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) người ta nghĩ ngay đến cái nắng nóng, khô hạn, khắc nghiệt. Nhưng thời gian gần đây vùng đất nghèo này được phủ bởi màu xanh của các cây trồng có giá trị kinh tế. Những vườn thanh long xanh tốt, bước đầu cho thu nhập cao đã minh chứng cho sự thay đổi đó.