Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống

Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhuận, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, đề tài có các nội dung: Thiết kế chế tạo và lựa chọn vị trí thả rạn nhân tạo; tổ chức thả rạn xuống biển và giám sát, đánh giá hiệu quả của rạn nhân tạo trong việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tôm hùm giống.
Qua theo dõi, bước đầu tại các khu vực thả rạn nhân tạo đạt kết quả khả quan, các loài san hô và giống thủy hải sản quần tụ đông, trong đó có nhiều tôm hùm giống. Được biết, thời gian qua do nhu cầu nuôi tôm hùm tăng mạnh tại Khánh Hòa khiến lượng lớn tôm hùm giống bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt. Việc tái tạo nguồn lợi tôm hùm giống sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Người dân thu hoạch cau non bán giá cao, lại không ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây nên người dân rất phấn khởi.
Thời gian qua, đã có rất nhiều ruộng khoai bị sâu đục củ tấn công, giảm năng suất và sản lượng.

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng.

Cơn mưa lớn từ tối 13-9 làm nhiều vườn rau trên địa bàn Đà Nẵng hư hại nặng. Để vớt vát lại chút vốn liếng, công sức, người dân đã cố gắng thu hoạch, dù giá rất rẻ.

Năm nay, điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên năng suất sầu riêng đạt khá, giá thu mua trên thị trường lại tăng cao nên nhiều hộ nông dân trồng loại cây này đang rất phấn khởi.