Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình. Số lượng cá đánh bắt không nhiều nhưng góp phần rất lớn trong việc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Từ trước đến nay hầu như mình chỉ thấy mọi người đánh bắt cá là chính. Còn việc thả cá xuống lòng hồ này hầu như là không có, đây là lần đầu tiên khu vực lòng hộ rộng 45 ha này mới có chuyện như thế này. Việc thả cá giống trở lại lòng hồ được bà con trong vùng rất hoan nghênh”.
Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh hiện có trên 13.530 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các hồ chứa lớn 12.255 ha, ao hồ nhỏ và ruộng trũng 1.275 ha. Tuy nhiên, nguồn cá nước ngọt ở những hồ này đang ngày càng cạn kiệt do đánh bắt bằng xung điện hoặc các phương tiện hiện đại khác, trong khi người dân không có điều kiện thả cá trở lại. Trước thực tế này, thời gian gần đây, Trung tâm Giống Thủy sản Gia Lai đã thả hơn 10 vạn cá giống gồm các loại cá truyền thống như: chép, trắm, mè, trôi… xuống khu vực hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa) và hồ Ia Luh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) giúp người dân yên tâm bảo vệ đánh bắt lâu dài.
Trưởng thôn Buil (xã Nghĩa Hưng) ông Ksor Wưng bộc bạch: Đây là khu vực hồ tự nhiên đã có từ rất lâu, người dân trong làng tự bảo vệ hồ không cho người lạ đánh bắt bằng xung điện. Hàng năm, người dân trong làng tự góp tiền mua cá giống thả vào hồ. Đến dịp Tết cả làng mới cùng kéo cá lên chia nhau… Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ cá giống thả vào hồ tái tạo lại nguồn lợi, bà con ai cũng phấn khởi và sẽ tích cực bảo vệ để duy trì nguồn lợi này.
Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống Thủy sản cho hay: “Trước thực tế nguồn cá nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt do lối đánh bắt bằng các phương tiện hiện đại theo lối tận diệt, việc Trung tâm thả cá xuống các ao hồ tự nhiên là thiết thực và hữu ích”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.

Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.

Đây là tấm bảng: “Canh tác cà phê thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu” được gia đình chị Thúy dựng lên để theo dõi diện tích 0,85 ha cà phê trồng theo mô hình bền vững. Chương trình này được tổ chức EDE Consulting khu vực châu Á - Thái Bình Dương triển khai từ tháng 8-2012.

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, năng suất bình quân mỗi công từ 60 - 100kg. Nếu giá ở mức 68.000 đ/kg như hiện nay thì người trồng sẽ lời khoảng 2 triệu/công. Cây é rất thích nắng và khô ráo. Trước khi thu hoạch mà gặp vài đám mưa, năng suất và chất lượng sẽ bị giảm sút.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.