Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản
Ngày đăng: 29/10/2013

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình. Số lượng cá đánh bắt không nhiều nhưng góp phần rất lớn trong việc cải thiện bữa ăn hàng ngày. Từ trước đến nay hầu như mình chỉ thấy mọi người đánh bắt cá là chính. Còn việc thả cá xuống lòng hồ này hầu như là không có, đây là lần đầu tiên khu vực lòng hộ rộng 45 ha này mới có chuyện như thế này. Việc thả cá giống trở lại lòng hồ được bà con trong vùng rất hoan nghênh”.

 

Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh hiện có trên 13.530 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các hồ chứa lớn 12.255 ha, ao hồ nhỏ và ruộng trũng 1.275 ha. Tuy nhiên, nguồn cá nước ngọt ở những hồ này đang ngày càng cạn kiệt do đánh bắt bằng xung điện hoặc các phương tiện hiện đại khác, trong khi người dân không có điều kiện thả cá trở lại. Trước thực tế này, thời gian gần đây, Trung tâm Giống Thủy sản Gia Lai đã thả hơn 10 vạn cá giống gồm các loại cá truyền thống như: chép, trắm, mè, trôi… xuống khu vực hồ Ia Băng (huyện Đak Đoa) và hồ Ia Luh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) giúp người dân yên tâm bảo vệ đánh bắt lâu dài.

 

Trưởng thôn Buil (xã Nghĩa Hưng) ông Ksor Wưng bộc bạch: Đây là khu vực hồ tự nhiên đã có từ rất lâu, người dân trong làng tự bảo vệ hồ không cho người lạ đánh bắt bằng xung điện. Hàng năm, người dân trong làng tự góp tiền mua cá giống thả vào hồ. Đến dịp Tết cả làng mới cùng kéo cá lên chia nhau… Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ cá giống thả vào hồ tái tạo lại nguồn lợi, bà con ai cũng phấn khởi và sẽ tích cực bảo vệ để duy trì nguồn lợi này.

 

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống Thủy sản cho hay: “Trước thực tế nguồn cá nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt do lối đánh bắt bằng các phương tiện hiện đại theo lối tận diệt, việc Trung tâm thả cá xuống các ao hồ tự nhiên là thiết thực và hữu ích”.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau Hữu Cơ Siêu Lãi Trồng Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

23/04/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Đông Xuân Trong Nhà Bạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vụ Đông Xuân Trong Nhà Bạt

Vào mùa đông, tôm thẻ chân trắng rất khó nuôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con “Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm trong nhà bạt vụ đông xuân”.

17/12/2011
Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm

Chi cục Thú Y tỉnh Phú Yên vừa thông báo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, Cục Thú y về kết quả quả xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh trên tôm hùm nuôi ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

12/04/2012
Lo Trễ Lịch Thời Vụ Lo Trễ Lịch Thời Vụ

Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, đến cuối tháng 11, nước lũ trên sông ở Tân Châu và Châu Đốc vẫn duy trì quanh mức báo động 1. Chính vì vậy, mà nhiều diện tích ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên (ĐTM, TGLX) vẫn còn ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc xuống giống vụ lúa ĐX 2011-2012

19/11/2011
Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao

16/08/2011