Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 3/2014, đến nay dự án đã sản xuất được khoảng 5 triệu con giống sò điệp quạt với kích thước 6-14mm, nuôi thử nghiệm tại nhiêu vùng nước như Vịnh Vân phong, đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang. Kết quả cho thấy với thời gian nuôi 3 tháng điệp sinh trưởng nhanh và đạt kích thước 20-25mm. Giống điệp quạt thích hợp nhũng vùng nước sâu, độ trong cao, độ muối ổn định, vì vậy các tỉnh ven biển miền trung đều có thể phát triển nuôi đối tượng này.
Mới đây, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã cung cấp 2000 con giống điệp quạt cho 50 ngư dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, vì quy trình sản xuất giống và nuôi đơn giản, dễ ứng dụng, nên có thể chuyển giao công nghệ cho người dân, góp phần giúp chủ động nguồn con giống, tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Hiện nhóm thực hiện đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đảm bảo hoàn thành dự án vào tháng 12/2015.
Có thể bạn quan tâm

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.