Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 3/2014, đến nay dự án đã sản xuất được khoảng 5 triệu con giống sò điệp quạt với kích thước 6-14mm, nuôi thử nghiệm tại nhiêu vùng nước như Vịnh Vân phong, đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang. Kết quả cho thấy với thời gian nuôi 3 tháng điệp sinh trưởng nhanh và đạt kích thước 20-25mm. Giống điệp quạt thích hợp nhũng vùng nước sâu, độ trong cao, độ muối ổn định, vì vậy các tỉnh ven biển miền trung đều có thể phát triển nuôi đối tượng này.
Mới đây, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã cung cấp 2000 con giống điệp quạt cho 50 ngư dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, vì quy trình sản xuất giống và nuôi đơn giản, dễ ứng dụng, nên có thể chuyển giao công nghệ cho người dân, góp phần giúp chủ động nguồn con giống, tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Hiện nhóm thực hiện đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đảm bảo hoàn thành dự án vào tháng 12/2015.
Có thể bạn quan tâm

Chi phí đắt đỏ, thiếu thị trường tiêu thụ là những áp lực đang đè nặng trên vai người nuôi cá rô Hậu Giang (cá rô đầu vuông), khiến người dân thiếu mặn mà với loại đặc sản này.

Trước đó, cũng ở Tam Giang, tàu mực khơi của ông Phạm Hùng (thôn Đông Mỹ) đạt sản lượng 28 tấn mực khô/chuyến biển, doanh thu hơn 2,1 tỷ đồng; tàu câu mực khơi của ông Lương Văn Cam (thôn Đông An) đạt sản lượng 51 tấn mực khô/chuyến biển; doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng…

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.