Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 3/2014, đến nay dự án đã sản xuất được khoảng 5 triệu con giống sò điệp quạt với kích thước 6-14mm, nuôi thử nghiệm tại nhiêu vùng nước như Vịnh Vân phong, đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang. Kết quả cho thấy với thời gian nuôi 3 tháng điệp sinh trưởng nhanh và đạt kích thước 20-25mm. Giống điệp quạt thích hợp nhũng vùng nước sâu, độ trong cao, độ muối ổn định, vì vậy các tỉnh ven biển miền trung đều có thể phát triển nuôi đối tượng này.
Mới đây, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã cung cấp 2000 con giống điệp quạt cho 50 ngư dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, vì quy trình sản xuất giống và nuôi đơn giản, dễ ứng dụng, nên có thể chuyển giao công nghệ cho người dân, góp phần giúp chủ động nguồn con giống, tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Hiện nhóm thực hiện đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đảm bảo hoàn thành dự án vào tháng 12/2015.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Công Ta, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Tây Giang cho biết, Công ty Dược Quảng Nam vừa hỗ trợ Tây Giang 10.000 hạt giống sâm Cao Ly (Hàn Quốc).

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.