Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?
Ngày đăng: 26/08/2015

Ông Hòa cho biết, theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên ông Hòa nghĩ ra cách tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm sò ở gia đình để trồng nấm rơm. “Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước kia, nguyên liệu sau khi trồng nấm sò thường là thải loại…”- ông Hòa chia sẻ.

Theo cách làm của ông Hòa, để nâng cao năng suất nấm rơm, ông Hòa phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải, gồm phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới.

Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình trồng nấm. 

Ông Hòa cho biết thêm: “Cơ sở sản xuất của gia đình tôi mỗi năm sử dụng bình quân 200.000 bịch phôi để trồng nấm sò, nên nguồn nguyên liệu thải để tận dụng trồng nấm rơm rất dồi dào. Cứ 10.000 bịch phôi nấm sò thải ra, sản xuất được khoảng 140kg nấm rơm thành phẩm đạt chất lượng cao. Với giá bán 60.000-70.000 đồng/kg nấm rơm ngoài thị trường, trừ chi phí còn lãi 8-10 triệu đồng/vụ nấm rơm (25 ngày).    

Ông Hòa sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa cao su thải loại sau khi trồng nấm sò.

Bà con có nhu cầu xin liên lạc với ông Đỗ Đình Hòa qua số điện thoại 0969.454.161.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

19/09/2015
7 bài học của Ngã Bảy 7 bài học của Ngã Bảy

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

19/09/2015
Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

19/09/2015
Vai trò vốn tín dụng Vai trò vốn tín dụng

Đồng Nai là tỉnh đi đầu về xây dựng NTM trên cả nước. Trong chương trình xây dựng NTM ở nhiều địa phương của tỉnh này, có phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng.

19/09/2015
Ông Xích nông thôn mới Ông Xích nông thôn mới

Người dân thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát, Bình Định) gọi ông Nguyễn Văn Xích (SN 1946) là “ông Xích nông thôn mới”.

19/09/2015