Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Theo Bộ NN&PTNT, sau hai năm triển khai tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, giá trị sản xuất mỗi năm tăng từ 3% trở lên. Cụ thể, giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt tăng từ 72,8 triệu đồng năm 2012 lên 79,3 triệu đồng năm 2014. Nhiều mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị như vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả: vùng cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, vùng chè, vùng cây ăn quả... được xây dựng và có hiệu quả.
Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt vẫn còn những tồn tại nhất định như tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt 6 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt dưới 2%; năng suất, chất lượng một số loại nông sản nước ta còn thấp, giá thành cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt hiệu quả, các địa phương cần quan tâm đến phát triển các hình thức tổ chức của nông dân như tổ hợp tác, HTX, các hiệp hội... tổ chức lại sản xuất cho nông dân nhằm tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao, đồng đều phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu; tăng cường liên kết giữa nông dân, các tổ chức của nông dân và doanh nghiệp để hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Họ đều là những người nông dân từng gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong phát triển kinh tế...

Mặc dù đã hơn 4 năm triển khai Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) kinh tế trang trại, song đến nay, kết quả đạt được vẫn chưa cao.

Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và thủy sản buộc phải công bố dịch theo quy định như lở mồm long móng, tai xanh, nhất là cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.