Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái cơ cấu ngành thủy sản còn lắm gian truân

Tái cơ cấu ngành thủy sản còn lắm gian truân
Ngày đăng: 13/09/2015

Khó khăn chồng chất

Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, đến nay mới có 36/63 tỉnh, thành triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản và tiến độ vẫn chậm chạp. Đầu tiên là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của tôm thẻ chân trắng ở nhiều địa phương đang dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch, tạo áp lực lớn về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh báo ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguy cơ dịch bệnh tăng cao…

Việc triển khai rà soát, quy hoạch cá tra của nhiều địa phương còn chậm, người nuôi và doanh nghiệp vẫn thiếu vốn sản xuất và khó tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Công nghệ nuôi cá rô phi chưa có quy trình chuẩn…

Những tồn tại này đang tạo áp lực không nhỏ cho sự phát triển của ngành. 

Dù có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả của Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản vẫn chưa đạt được như mong muốn

“Chính sự phát triển quá nóng diện tích tôm thẻ chân trắng đã khiến dịch bệnh xuất hiện tràn lan, sản lượng thu hoạch giảm… Đặc biệt, giá tôm nguyên liệu trên thị trường giảm mạnh từ 20 - 30% gây thiệt hại cho người nuôi.

Hiện, liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp, gắn sản xuất với thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo, tình trạng thiếu điện lưới và hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản còn chưa tốt…”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết.

Các tháng đầu năm 2015, ngành thủy sản trải qua những ngày ảm đạm khi kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm, tác động trực tiếp đến thu nhập nhà nông. Nguyên nhân chính do giá cả, chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh kém hơn hẳn so với những mặt hàng cùng loại.

Cụ thể, do chất lượng giảm, áp lực cạnh tranh của các sản phẩm từ các nước khác, những rào cản về tiêu chuẩn sản xuất thủy sản… khiến cá tra xuất khẩu của Việt Nam tại nhiều thị trường trọng điểm đang có xu hướng giảm.

Riêng con tôm đang phải giành giật thị phần với Ấn Độ, Thái Lan vốn có giá rẻ hơn. Tất cả các khó khăn “nhãn tiền” trên đang đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Quy hoạch lại vùng nuôi tập trung

Tương lai, ngành thủy sản sẽ vẫn là một trong những ngành mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam. Trước bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới, theo các chuyên gia kinh tế, cạnh tranh của ngành thủy sản sẽ ngày càng gay gắt hơn.

“Bắt đầu từ tháng 1/2016 thị trường cộng đồng kinh tế ASEAN chung sẽ hình thành. Lúc này chỉ còn 80 mặt hàng phải chịu thuế và sau 3 năm con số sẽ giảm còn hơn 50 mặt hàng. Vì thế cái thời làm nhiều để bán được nhiều hơn và thu về lợi nhuận cao hơn đã qua và ngay bây giờ chúng ta phải chú tâm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, cần giúp nhà nông, doanh nghiệp nâng những mặt hàng thủy sản chủ lực ổn định với sức cạnh tranh quốc tế cao”, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Theo Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, mục tiêu đến năm 2020 tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành sẽ đạt khoảng 11%/năm. Để đạt mục tiêu trên, ngành nông nghiệp đã xác định 7 giải pháp ưu tiên cần thực hiện ngay bao gồm: quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế.

Hiện ngành nông nghiệp đã đề nghị các tỉnh, thành ven biển sớm xây dựng xong Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản cụ thể cho địa phương mình và sửa đổi ngay những gì chưa phù hợp, chưa thật sự hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ở cả 2 khâu trọng yếu là nuôi và chế biến. 

“Tổng cục Thủy sản đang phối hợp với ngành chức năng tổ chức quy hoạch lại những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Song song đó, ngành sẽ đề xuất các giải pháp để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi cũng sẽ tổng điều tra và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến theo hướng tập trung ở các cụm công nghiệp gắn liền với vùng nguyên liệu tập trung để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dễ quản lý”, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết. 


Có thể bạn quan tâm

Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại Thiếu thông tin thị trường, người trồng lạc thiệt hại

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, vụ lạc Xuân năm nay tỉnh Hà Giang trồng trên 6.000 ha. Năng suất bình quân tại các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên ước đạt gần 30 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 18.000 tấn. Giá bán lạc tại thời điểm hiện tại dao động từ 22.000 – 23.500đ/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 6.000 – 7.000đ/kg.

13/07/2015
Trồng mè trên đất thiếu nước tưới đạt hiệu quả cao Trồng mè trên đất thiếu nước tưới đạt hiệu quả cao

Sáng 8.7, Trạm khuyến nông Vân Canh (Bình Định) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng mè trên đất thiếu nước tưới, trồng lúa kém hiệu quả, tại thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh. Tham dự hội thảo có lãnh đạo UBND, các ngành, hội, đoàn thể, người tham gia mô hình và một số nông dân tiêu biểu ở xã Canh Vinh.

13/07/2015
Chuyển đổi cây trồng chống hạn Chuyển đổi cây trồng chống hạn

Cái được lớn nhất khiến người dân yên tâm là những diện tích được chuyển đổi sang trồng đậu xanh và hoa màu sử dụng ít nước đã cho năng suất, sản lượng cao.

13/07/2015
Môi trường nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Môi trường nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước trên các tuyến sông chính phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau nhận định: Các yếu tố môi trường nước tương đối thuận lợi cho việc sản xuất, thả giống và phát triển của thủy sản nuôi.

13/07/2015
Làm giàu từ nghề ương giống cá thát lát cườm Làm giàu từ nghề ương giống cá thát lát cườm

Tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ), Nguyễn Thanh Hải ở ấp Thới Hiệp, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai vẫn chấp nhận đi làm thuê tại một trại sản xuất cá thát lát cườm với ấp ủ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Sau 3 năm học nghề, Hải quyết định xây dựng trang trại nuôi và ương cá tại quê nhà.

13/07/2015