Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm
Ngày đăng: 17/10/2014

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung  Hải Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển sang sử dụng cho mục đích khác theo Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 24/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan.

Đồng thời, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ; tăng cường năng lực, trang thiết bị cho công tác phòng chống cháy rừng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ theo thứ tự; chăm sóc diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh diện tích sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a; tập trung ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ ven biển.

Tiếp tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, khẩn trương hoàn thành công tác giải ngân để chi trả cho chủ rừng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, giá trị của rừng; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hưởng lợi từ rung.


Có thể bạn quan tâm

Bất thường việc thương lái Trung Quốc mua cau non Bất thường việc thương lái Trung Quốc mua cau non

“Năm nay, thương lái Trung Quốc đột nhiên thu mua cau sớm và chuộng cau non. Cau non mua được giá, tới 16.000 đồng/kg. Tui mua đem sấy rồi bán đưa sang bên Trung Quốc tiêu thụ. Bây giờ thì giá vậy, nhưng không biết sau này thương lái Trung Quốc có hạ giá xuống không nữa”, bà Nguyễn Thị Kim Ánh - chủ cơ sở thu mua, hấp cau tại Quảng Ngãi - bày tỏ lo lắng.

07/09/2015
Đổ nợ vì tôm nuôi tự phát chết hàng loạt Đổ nợ vì tôm nuôi tự phát chết hàng loạt

Phong trào nuôi tôm tự phát, thiếu kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gặp thời tiết nắng mưa bất thường mấy ngày qua đã khiến hàng ngàn hộ nghèo, nhất là những hộ nuôi tôm trên cát tại Bắc miền Trung lao đao vì tôm chết, nợ lần chồng chất.

07/09/2015
Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam

Lựu là một trong những loại trái cây ngon, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để phân biệt được lựu Việt Nam an toàn, không dùng hóa chất với lựu Trung Quốc thì không phải ai cũng biết.

07/09/2015
Táo Trung Quốc vào Việt Nam bị hô thành Táo mèo Hà Giang Táo Trung Quốc vào Việt Nam bị hô thành Táo mèo Hà Giang

Thị trường Hà Nội đang bày bán tràn lan các loại táo được người bán khẳng định là táo mèo Hà Giang. Tuy nhiên, đây lại loại táo được nhập về từ Trung Quốc.

07/09/2015
Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần

Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non).

07/09/2015