Tái Chứng Nhận GlobalGAP, VietGAP Cho Bưởi Năm Roi Và Cam Sành

Sáng 6/5/2014, Công ty Aquafish phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cấp giấy tái chứng nhận GlobalGAP cho Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hòa- TX Bình Minh) và VietGAP cho Tổ hợp tác sản xuất cam sành (ấp An Hòa B, xã Bình Ninh- Tam Bình). VietGAP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, trong khi GlobalGAP là tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng, an toàn và truy nguyên nguồn gốc.
Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.
Giai đoạn 2009- 2010, HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng sau đó do không có kinh phí nên không thể tái công nhận. Trước đó, HTX Cam sành Tam Bình cũng được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Sau đó, sản phẩm của HTX khó khăn đầu ra, bệnh vàng lá hoành hành, vùng nguyên liệu thu hẹp nên việc xây dựng thương hiệu gặp nhiều khó khăn.
Hiện Tam Bình có hơn 1.500ha trồng cam, trong đó hiện có 5ha trồng đạt VietGAP. TX Bình Minh cũng có hơn 1.300ha bưởi Năm Roi, trong đó có gần 27 ha/24 hộ trồng đạt GlobalGAP, mỗi năm bán ra thị trường khoảng 600 tấn bưởi.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.