Tái Cấp Vốn Đặc Biệt Cho Tổ Chức Tín Dụng Khoanh Nợ Nuôi Tôm, Cá Tra

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 26 quy định về việc tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng, theo chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hồi tháng 4-2014.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện tái cấp vốn bằng VNĐ cho các tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng là các hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31-12-2013.
Đây là chính sách tái cấp vốn đặc biệt, với lãi suất áp dụng là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với tổng thời gian là 3 năm. Mức tái cấp vốn được xác định tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm

Vượt qua một số tồn tại, khó khăn ban đầu về quá trình chuẩn bị, NĐ36 đã tạo chuyển biến, đặc biệt chấn chỉnh từ vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

Huyện Thới Bình có diện tích nuôi tôm gần 45.000 ha, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng thu hoạch đạt trên 6.000 tấn. Đây là con số rất ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ với nắng nóng bất thường, nhưng do áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tăng khá cao

Một giống lúa mới vừa được lai tạo và đang được nhân giống thử nghiệm tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Theo đánh giá của nhà chuyên môn, giống lúa này có thể sinh trưởng tốt ở đồng đất nhiễm mặn tới 10%o

Cho đến khi cây bông vải có nguy cơ không còn chỗ đứng trên đất Tây Nguyên, các ngành chức năng, doanh nghiệp mới giật mình

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mang tính bền vững, ông Lê Thành Công, xã viên HTX Tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B (Tam Nông, Đồng Tháp) đã mạnh dạn chuyển từ sản xuất 2 vụ lúa/năm sang luân canh một vụ lúa - một vụ tôm càng xanh cho thu nhập cao.