Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Canh Cây Cà Phê Già Cỗi Không Dễ

Tái Canh Cây Cà Phê Già Cỗi Không Dễ
Ngày đăng: 29/12/2014

Nhiều năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu thêm cà phê nguyên liệu để phục vụ cho xuất khẩu, do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng. Nguyên nhân một phần do tỉ lệ cây cà phê già cỗi lớn làm giảm sản lượng

Bài học từ Colombia, Indonesia cho thấy khi cây cà phê già cỗi từ 50 - 60 năm họ mới tiến hành tái canh làm cho sản lượng giảm đột ngột ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống người trồng cà phê. Do đó Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã có kiến nghị sớm xây dựng kế hoạch tái canh nhằm phát triển ngành cà phê bền vững.
Theo kế hoạch, diện tích khai thác cà phê nên giữ ở mức 500.000 ha, tuy nhiên đến nay, diện tích này đã tăng lên 622.168 ha (diện tích kinh doanh là 574.314 ha). Được biết diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi hiện nay là 86.000 ha. Ngoài ra còn có trên 40.000 ha dưới 20 năm tuổi nhưng đã có dấu hiệu già cỗi, sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng thấp. Theo đó, từ 5 - 10 năm tới, cần phải thay thế 140.000 - 160.000 ha. Nếu không sớm tái canh thì sản lượng sẽ không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Bằng chứng là trong nhiều năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu cà phê từ Lào và Indonesia mới có đủ hàng để xuất khẩu.
Cái khó của tái canh là đối với người trồng phải mất 1,5 - 2 năm để cải tạo đất, sau đó trồng lại phải mất thêm 3 năm nữa mới có thu hoạch. Tức khoảng 4 năm không có thu nhập, vốn vay lớn, lãi suất cao nên người trồng ngại tái canh. Vấn đề này cần sự hỗ trợ từ nhiều nguồn ngân hàng, doanh nghiệp, ngân sách địa phương.
Theo tính toán nguồn vốn tái canh cà phê khoảng 22.500 tỉ đồng (tạm tính cho 150.000 ha, với suất đầu tư tái canh khoảng 150 triệu đồng/ha, có nơi từ 160 - 200 triệu/ha). Lãi ưu đãi cho đầu tư chăm sóc, vay tái canh từ 4% - 5%/năm và cho phép ân hạn trả lãi 3 năm đầu khi chưa thu hoạch, lãi nhập gốc, cho phép vay ưu đãi 2 năm để trồng mới. Cơ quan chức năng cũng phải hỗ trợ về kỹ thuật làm đất, hệ thống tưới tiêu, phòng ngừa sâu bệnh, chọn được giống cây tốt.
Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong nhiều năm qua, thực hiện tái canh cà phê trên địa bàn nhưng kết quả chưa cao. Việc tái canh không chỉ gặp khó ở khâu tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Do diện tích cây cà phê nhỏ lẻ nên khó thống kê chính xác. Một số vườn cà phê tái canh họ trồng ngay chứ không chờ xử lý đất đúng kỹ thuật. Người dân tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, còn lãi suất ngân hàng quá cao 9% - 9,5%/năm. Thiếu cơ chế chính sách cụ thể về đất đai, lãi suất, cây giống, mô hình.
Ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, cung cho biết cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng chưa được quy hoạch chi tiết nên khó cho công tác thực hiện, xác định những diện tích cần tái canh ở vùng phù hợp, loại bỏ những diện tích ở những vùng không phù hợp để chuyển đổi sang cây trồng khác. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ trồng cà phê và doanh nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi giá trị.
Tại Lâm Đồng cũng chưa nắm được chính xác diện tích tái canh của hộ dân, hộ tái canh ít nhưng lại kê khai nhiều. Chính quyền xã cũng không có kinh phí để kiểm tra từng hộ, dẫn đến tình trạng xác nhận diện tích nhiều so với thực tế, kể cả một số hộ không có đất vẫn xác nhận.
Còn tại Đắk Nông. việc tiếp cận vốn cho nông dân tái canh là rất khó, ngân hàng chưa thật sự chú ý đến lĩnh vực tái canh, cũng như chưa hướng dẫn cho nông dân trong việc vay vốn cho tái canh. Khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, giá cà phê trong nhiều năm qua có chiều hướng giảm, hiệu quả trồng cà phê thấp, do đó nông dân không còn mặn mà đầu tư mà chuyển sang trồng một số cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như hồ tiêu, cây ăn trái.
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt nước tưới tiêu, mùa mưa trong năm đến sớm nhưng lượng mưa thấp; dự báo sản lượng cà phê vụ 2014 - 2015 sẽ giảm từ 20% - 25% so với vụ trước. Cà phê Robusta ở Tây Nguyên còn bị “cúm” khi ra hoa, khô hạn nhiều vùng.


Có thể bạn quan tâm

9X thu lãi tiền tỉ từ nghề nuôi cá chạch lấu 9X thu lãi tiền tỉ từ nghề nuôi cá chạch lấu

Mô hình nuôi cá chạch lấu thu lãi tiền tỉ của anh Trần Văn Tính (27 tuổi, ngụ ấp Thuận Hưng, TT.Ngã Sáu, H.Châu Thành, Hậu Giang) đang được nhiều nông dân

10/11/2020
Lúa thơm, cá sạch - Mô hình độc đáo ở Thủ đô Lúa thơm, cá sạch - Mô hình độc đáo ở Thủ đô

Mô hình nuôi cá – lúa đang đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân. Đó cũng là hướng đi mới trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ.

16/11/2020
Nuôi gà đẻ trứng sạch Nuôi gà đẻ trứng sạch

Với quy mô hơn 20.000 con gà được chăn nuôi theo hướng VietGAP, mỗi ngày gia đình anh Nguyễn Văn Phúc (Trực Hùng, Trực Ninh, tỉnh Nam Định)

23/11/2020
Độc đáo nuôi lươn trong can nhựa, thu nhập hàng trăm triệu đồng Độc đáo nuôi lươn trong can nhựa, thu nhập hàng trăm triệu đồng

Ông Thịnh, người nuôi hàng nghìn con lươn trong can nhựa ở Hậu Giang, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng có những chia sẻ bất ngờ về kỹ thuật nuôi lươn

25/11/2020
Nuôi gà bằng thảo dược thu lãi cao Nuôi gà bằng thảo dược thu lãi cao

Đó là mô hình nuôi gà bằng thảo dược của ông Nguyễn Minh Lý, ngụ ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

27/11/2020