Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Canh Cà Phê Còn Gặp Khó

Tái Canh Cà Phê Còn Gặp Khó
Ngày đăng: 19/04/2014

Việc tái canh cho một diện tích lớn (khoảng 200.000 ha) cà phê già cỗi đang gặp khó khăn do nguồn vốn dành cho việc này đang có mức lãi suất cao, lên đến 10,5%/năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam (Vicofa), trong số hơn 622.000 ha cà phê đang sản xuất trên cả nước hiện nay, có khoảng 86.000 ha trên 20 năm tuổi (chiếm 15% diện tích) và 140.000 ha từ 15 đến 20 năm tuổi (chiếm 25% diện tích) cần phải tái canh trong 5-10 năm tới.

Do diện tích cà phê già cỗi lớn nên năng suất trung bình của cây cà phê hiện chỉ ở mức 23,5 tạ/ha (cà phê già cỗi, năng suất chỉ đạt trên dưới 10 tạ/ha).

Tỷ lệ cà phê già cỗi lớn, sản lượng cà phê giảm đã khiến các doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ Lào, Indonesia để có đủ lượng xuất khẩu. Ngoài ra, theo Vicofa, trong mấy năm qua, hiện tượng thời tiết bất thường như thiếu nước tưới trước lúc cây ra hoa, song lại bị mưa sớm khi đang thu hoạch, hay mưa quá nhiều làm rụng quả non, kèm theo bệnh rỉ sắt, bệnh đục thân... kết hợp với việc phân bón không đảm bảo chất lượng đã ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn cây.

Vicofa cho biết có tới 90% diện tích cà phê cần tái canh thuộc về người dân, trong đó có 85% số hộ dân sở hữu vườn cà phê dưới 2 ha nên việc tái canh lại càng khó khăn hơn, vì phần lớn chi phí (như ăn, uống, học tập của con cái họ) đều phụ thuộc vào cây cà phê. Vì vậy, dù năng suất cà phê thấp nhưng người dân vẫn không muốn chặt bỏ để trồng lại bởi lãi suất vay ngân hàng để tái canh vẫn ở mức cao, lên đến 10,5%/năm.

Ông Lê Đức Thống, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, cho biết bên cạnh lãi suất cao, người trồng cà phê còn phải đối mặt với rủi ro tỷ lệ cây chết cao khi tái canh.

Cách đây hơn 2 năm, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã trồng thử nghiệm tái canh cà phê trên diện tích cà phê già cỗi, sau 1-2 năm cây cà phê bị tuyến trùng (loại bệnh phá hoại bộ rễ) tấn công nên bị chết hàng loạt (khoảng 88% diện tích).

Mới đây, Bộ NNPTNT đã lập Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam với một trong những nhiệm vụ chính là tìm các giống cà phê có chất lượng, năng suất cao cũng như phương pháp trồng để cây cà phê không bị ảnh hưởng của tuyến trùng; áp dụng đồng bộ thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Tuy nhiên, Ban Điều phối ngành hàng cà phê chủ yếu hỗ trợ người nông dân kỹ thuật tái canh cà phê, trong khi người dân còn lưỡng lự không muốn tái canh vườn cà phê là do lãi suất ngân hàng cao, điều này lại không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Điều phối.

Vì thế, chuyện tái canh vườn cà phê vẫn còn nan giải...


Có thể bạn quan tâm

Hạ Hòa Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bí Xanh Vụ Đông Hạ Hòa Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bí Xanh Vụ Đông

Đây là lớp tập huấn nằm trong chương trình dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với trồng cây bí xanh an toàn tại Văn Lang, huyện Hạ Hòa với quy mô của dự án 25ha, với 380 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng. Trong đó tỉnh và huyện hỗ trợ bà con nông dân về giống, chi phí triển khai tập huấn, vật tư, kiểm tra quản lý xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

10/10/2014
Lâm Thao Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Trồng Cây Vụ Đông Lâm Thao Đẩy Nhanh Tiến Độ Gieo Trồng Cây Vụ Đông

Huyện có cơ chế chính sách khuyến khích mở rộng diện tích cây vụ đông; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quy gọn vùng sản xuất với từng loại cây trồng, ưu tiên mở rộng diện tích gieo trồng các loại khoai tây, bí đỏ, dưa chuột... để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.

10/10/2014
Trồng Bơ Trái Vụ Trồng Bơ Trái Vụ

Từ giống bơ Booth có nguồn gốc ngoại nhập, anh Nguyễn Khắc Ngữ (thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh, H.Đắk Mil, Đắk Nông) đã tạo cho mình hướng làm giàu mới giữa vùng đất chuyên canh cà phê.

10/10/2014
Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).

10/10/2014
Thí Điểm Sản Xuất Muối Trải Bạt Kết Hợp Hồ Dự Trữ Thí Điểm Sản Xuất Muối Trải Bạt Kết Hợp Hồ Dự Trữ

Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.

10/10/2014