T.Ư Hội Nông Dân Việt Nam khởi công xây dựng Trường Trung cấp nghề

Dự lễ khởi công có Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc T.Ư Hội NDVN, đại diện lãnh đạo một số ban ngành T.Ư và Hà Nội.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa), Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn (thứ 3 bên phải) tham gia động thổ khởi công xây dựng Trường Trung cấp nghề.
Công trình được xây dựng trên diện tích 2,1ha, bao gồm các hạng mục gồm tòa nhà khu dạy học và hành chính 5 tầng với diện tích sàn 6.600m2; khối nhà ở ký túc xá học viên, nhà ở giáo viên cao 5 tầng với tổng diện tích sàn 3.450m2;
Xưởng thực hành diện tích 1.000m2; một số hạng mục xây dựng khác như sân vườn và các khu phụ trợ.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn nêu rõ, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN, sau thời gian dài được sự quan tâm, giúp đỡ của TP.Hà Nội, các sở, ban, ngành T.Ư, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, Trường Trung cấp nghề đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện thi công công trình.
“Với vai trò là chủ đầu tư dự án, Trường Trung cấp nghề cần tổ chức triển khai thi công công trình đảm bảo an toàn, chất lượng theo đúng thiết kế được duyệt với tiến độ nhanh nhất để nhà trường nhanh chóng có nơi làm việc ổn định, phục vụ cho việc tuyển sinh, đào tạo...”- Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Đại- Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề (T.Ư Hội NDVN) cho biết, từ khi thành lập đến nay, Trường Trung cấp nghề đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả như: Tổ chức đào tạo nghề;
Chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ nông dân trong sản xuất – kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện thỏa thuận giữ Hội NDVN và Hội ND Đức về dự án hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và giáo viên dạy nghề của Hội NDVN...
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.

Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.