Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới

Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới
Ngày đăng: 19/11/2012

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

Nội dung khảo nghiệm là làm rõ các vấn đề ảnh hưởng của bắp biến đổi gen MIR 162 đối với các sinh vật chủ đích và không chủ đích với môi trường và hệ sinh thái nơi khảo nghiệm, thu thập số liệu phục vụ xác định ảnh hưởng của bắp MIR 162 đối với đa dạng sinh học trong hai vụ liên tiếp.

Sau khi có quyết định này, Syngenta sẽ nhập 4 kg hạt bắp giống biến đổi gen Status MIR 162,4 kg hạt giống bắp biến đổi gen Status Bt11xMIR162xGA21 và 2 kg bắp biến đổi gen Status Bt11 để khảo nghiệm. Nguồn hạt giống GMO này được nhập từ Brazil.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 2133/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận tạm thời giống bắp biến đổi gen là Bt11, GA21 và Bt11xGA21 của Công ty TNNH Syngenta Việt Nam đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Theo ông Dương Bá Cầu, Giám đốc Marketing cây bắp của Syngenta khu vực ASEAN, nhiều khả năng phải đến 2015 hai giống bắp GMO nói trên mới được trồng đại trà, do đó, có thể sau thời gian này những giống bắp biến đổi gen nói trên không còn phù hợp với thị trường Việt Nam, vì thế, Syngenta muốn khảo nghiệm thêm giống bắp biến đổi gen mới để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh lâu dài của công ty tại thị trường Việt Nam.

Thời gian khảo nghiệm từ 12-2012 đến 12-2013. Địa điểm khảo nghiệm tại Trại khảo nghiệm và hậu kiểm Đông Nam bộ thuộc Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng vùng Nam Bộ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Có thể bạn quan tâm

Tỉ Phú Nuôi Trăn Trên Đệm Lót Sinh Học Tỉ Phú Nuôi Trăn Trên Đệm Lót Sinh Học

Do thị trường hay biến động và chi phí ngày một tăng cao, vì thế anh Đường tìm tòi, áp dụng cách nuôi trăn trên ĐLSH và cho kết quả khả quan. Anh Đường cho biết: “Tôi nuôi trăn gần 20 năm, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhưng thấy loài này vẫn thường bị mắc một số bệnh như đẹn miệng, sưng phổi, hô hấp… dẫn đến lợi nhuận không cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc nên không nuôi được với số lượng lớn”.

16/01/2015
Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc Khoai Tây Đà Lạt Trước Nguy Cơ “Tấn Công” Của Khoai Tây Trung Quốc

Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.

16/01/2015
Nhiều Doanh Nghiệp Đặt Hàng Mua Lúa Mùa Nổi Nhiều Doanh Nghiệp Đặt Hàng Mua Lúa Mùa Nổi

Vụ lúa mùa nổi năm nay, hơn 100 tấn lúa của nông dân xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) đã được Công ty Ecofarm bao tiêu giá 12.000 đồng/kg. Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Tri Tôn nâng diện tích lúa mùa nổi lên 500 héc-ta, gấp 5 lần hiện nay.

16/01/2015
Bệnh Bệnh "Lạ" Trên Cây Tỏi Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Tỏi đang phát triển bình thường thì đột ngột bị héo úa và đã có hơn 20ha tỏi ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải nhổ bỏ để trồng lại. Người dân cho rằng loại bệnh dịch này từ trước giờ chưa có, còn ngành nông nghiệp Lý Sơn cho rằng do dòi đục thân và bệnh tuyến trùng rễ ở cây tỏi?

16/01/2015
Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững Phát Triển Cây Chè Hàng Hóa Hướng Tới Sản Xuất Bền Vững

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

16/01/2015