Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên việc triển khai trồng lúa gạo và sản lượng thu hoạch tại Kenya không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng tại quốc gia này.
Bộ Nông nghiệp Kenya đang có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo trong nước này vào năm 2018 bằng cách mở rộng diện tích trồng lúa, giảm tổn thất sau thu hoạch thông qua cơ giới hóa và cải thiện hệ thống sản xuất giống.
Bên cạnh đó, Tổ chức Nghiên cứu Chăn nuôi và Nông nghiệp Kenya (KARLO) cũng đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) trong việc nghiên cứu phát triển giống lúa có năng suất và chất lượng tốt mà không cần nhiều nước nhằm khắc phục điều kiện tự nhiên khô cằn tại phần lớn lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, việc sản xuất trong nước hầu như vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa, khiến cho nhu cầu NK gạo của Kenya tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn từ 2010-2013, gạo luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu XK của Việt Nam sang Kenya, chiếm từ 45-60% tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này.
Tuy nhiên kim ngạch XK gạo thường tăng giảm thất thường.
Năm 2011, kim ngạch XK mặt hàng gạo của Việt Nam sang Kenya đạt mức cao nhất là 37,5 triệu USD trên tổng giá trị 62,34 triệu USD hàng hóa các loại.
Kể từ năm 2012, kim ngạch XK gạo liên tục giảm sút, chỉ đạt 31,2 triệu USD, trước khi giảm xuống còn 13 triệu USD năm 2013 và 1,4 triệu USD năm 2014.
Theo Vụ Thị trường châu Phi Tây Nam Á (Bộ Công Thương): Gạo Việt Nam được ưa chuộng tại Kenya, tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, mặt hàng này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá so với gạo Pakistan và Thái Lan.
Pakistan đã đạt được thỏa thuận giảm thuế NK gạo với Kenya.
Theo đó, gạo Pakistan chỉ chịu khoảng 35% thuế NK trong khi gạo các nước khác phải chịu trung bình mức thuế 60%.
Bên cạnh đó, việc XK gạo sang thị trường Kenya nói riêng và thị trường các nước châu Phi cũng gặp không ít khó khăn như những vấn đề trong khâu thanh toán.
Do năng lực tài chính có hạn nên nhà NK châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30-90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến).
Một trở ngại nữa là DN hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau.
Vì vậy, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường XK qua các công ty trung gian quốc tế.
Điều này làm cho giá gạo XK Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng Kenya biết đến.
Tiềm năng thị trường khá lớn, nếu khắc phục được những tồn tại hiện có, đồng thời tăng cường hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa DN đôi bên, gạo Việt sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK sang Kenya trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia