Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya

Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya
Ngày đăng: 23/11/2015

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên việc triển khai trồng lúa gạo và sản lượng thu hoạch tại Kenya không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng tại quốc gia này.

Bộ Nông nghiệp Kenya đang có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo trong nước này vào năm 2018 bằng cách mở rộng diện tích trồng lúa, giảm tổn thất sau thu hoạch thông qua cơ giới hóa và cải thiện hệ thống sản xuất giống.

Bên cạnh đó, Tổ chức Nghiên cứu Chăn nuôi và Nông nghiệp Kenya (KARLO) cũng đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) trong việc nghiên cứu phát triển giống lúa có năng suất và chất lượng tốt mà không cần nhiều nước nhằm khắc phục điều kiện tự nhiên khô cằn tại phần lớn lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, việc sản xuất trong nước hầu như vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa, khiến cho nhu cầu NK gạo của Kenya tăng lên nhanh chóng.

Trong giai đoạn từ 2010-2013, gạo luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu XK của Việt Nam sang Kenya, chiếm từ 45-60% tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này.

Tuy nhiên kim ngạch XK gạo thường tăng giảm thất thường.

Năm 2011, kim ngạch XK mặt hàng gạo của Việt Nam sang Kenya đạt mức cao nhất là 37,5 triệu USD trên tổng giá trị 62,34 triệu USD hàng hóa các loại.

Kể từ năm 2012, kim ngạch XK gạo liên tục giảm sút, chỉ đạt 31,2 triệu USD, trước khi giảm xuống còn 13 triệu USD năm 2013 và 1,4 triệu USD năm 2014.

Theo Vụ Thị trường châu Phi Tây Nam Á (Bộ Công Thương): Gạo Việt Nam được ưa chuộng tại Kenya, tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, mặt hàng này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá so với gạo Pakistan và Thái Lan.

Pakistan đã đạt được thỏa thuận giảm thuế NK gạo với Kenya.

Theo đó, gạo Pakistan chỉ chịu khoảng 35% thuế NK trong khi gạo các nước khác phải chịu trung bình mức thuế 60%.

Bên cạnh đó, việc XK gạo sang thị trường Kenya nói riêng và thị trường các nước châu Phi cũng gặp không ít khó khăn như những vấn đề trong khâu thanh toán.

Do năng lực tài chính có hạn nên nhà NK châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30-90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến).

Một trở ngại nữa là DN hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau.

Vì vậy, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường XK qua các công ty trung gian quốc tế.

Điều này làm cho giá gạo XK Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng Kenya biết đến.

Tiềm năng thị trường khá lớn, nếu khắc phục được những tồn tại hiện có, đồng thời tăng cường hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa DN đôi bên, gạo Việt sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK sang Kenya trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng Nuôi ốc len giúp làm giàu và bảo vệ rừng

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

06/08/2015
Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ Ngư dân chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

06/08/2015
Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra Đồng bằng sông cửu long ồ ạt nuôi cá sấu, bất chấp đầu ra

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

06/08/2015
Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

06/08/2015
Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015 Xuất khẩu là yếu tố then chốt quyết định sản xuất cá tra nửa đầu năm 2015

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

06/08/2015