Sụt Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp

Sản lượng khai thác sụt giảm, trong khi giá chỉ bằng 1/3 cùng kỳ mọi năm, khiến nhiều ngư dân thua lỗ nặng.
Đang vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, hàng trăm tàu cá vẫn nằm bờ.
Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhận nằm bờ.
“Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.
Cũng theo ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ, thời gian đầu áp dụng câu cá ngừ bằng đèn cao áp, sản lượng đánh bắt tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với câu giàn truyền thống. Tại các làng biển miền Trung, ngư dân đua nhau chuyển sang câu bằng đèn cao áp. Hậu quả là, chỉ sau 1 thời gian ngắn, giá cá ngừ đại dương liên tục sụt giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn dưới 100.000 đồng/kg.
Được biết, nguyên nhân chính là do chất lượng cá ngừ đánh bắt bằng đèn cao áp thua kém hẳn so với cá cầu giàn truyền thống. Thậm chí, một nửa số sản phẩm đánh bắt không xuất khẩu được, nếu muốn xuất khẩu phải qua chế biến. Trên thực tế, cá ngừ xuất khẩu nguyên con có giá từ 15 - 20 USD/1 kg, trong khi cá ngừ đại dương qua chế biến giá chỉ 5 - 6 USD/1kg.
Việc khai thác cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cá đánh bắt, mà sản lượng khai thác cũng sụt giảm đáng kể. Nếu như trước đây, bình quân mỗi chuyến biển một tàu khai thác được 2,5 tấn - 4 tấn cá, thì nay chỉ đạt từ 5 - 7 tạ cá.
“Hiện nay giá cá trong bờ hạ thấp trong khi số lượng thuyền câu ngoài biển nhiều quá nên ngư dân không thể tiếp tục ra khơi phải neo bến”, ngư dân Trần Nết ở phường 6 Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho hay.
Nguồn cá ngày càng khan hiếm, giá nhiên liệu tăng cao, trong khi đó sản phẩm cá ngừ đại dương lại rớt giá liên tục, thậm chí không xuất khẩu được, khiến cho hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên phải nằm bờ.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá thành phố Tuy Hòa cho biết, với tình hình như hiện nay, muốn không thua lỗ chỉ còn cách cho tàu nằm bờ. Hiện, hơn 70% số tàu thuyền của địa phương đang nằm bờ, hàng ngàn ngư dân thất nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn.
“Cá ngừ hiện tại có trọng lượng 110 kg - 120 kg nước ngoài không muốn mua vì cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng mạnh làm ảnh hưởng chất lượng. Ngư dân lại trà trộn với con cá ngừ đại dương làm mất giá trị. Giá cá đã hạ trong khi sản lượng còn không đảm bảo khiến ngư dân thua lỗ hàng loạt”, ông Phan Thuẫn cho hay.
Phú Yên là tỉnh có thế mạnh về khai thác cá ngừ đại dương, vì thế chính quyền và ngành chức năng nơi đây cần sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, để bà con an tâm tiếp tục bám biển, góp phần đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Trong vài năm gần đây, diện tích trồng cây vụ Đông trên địa bàn Hà Nội có xu hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, với mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, năm nay, UBND TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã tích cực vào cuộc mở rộng diện tích trồng cây vụ Đông.

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.

Nếu bán xô (trái nhỏ, lớn đều cân) khoảng 8.000 đ/kg, cam lựa loại 1 chỉ 11.000 - 12.000 đ/kg, cam nước 3.000 đ/kg. Theo các hộ trồng cam, vào đầu vụ giá từ 25.000 - 30.000 đ/kg, giá giữ mức cao kéo dài 3 tháng, sau đó vào mùa thu hoạch rộ giá giảm dần.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.