Sức bật của hàng Việt

Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 đã tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong xã hội về hàng hóa, dịch vụ và DN Việt Nam uy tín để người tiêu dùng dễ dàng biết đến và ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam.
Nổi bật là hoạt động mang tính cộng hưởng và lan tỏa, tập trung tại 3 thành phố lớn:
Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh như Lễ diễu hành hưởng ứng Tuần lễ Tự hào Thương hiệu Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của 200 DN Việt tiêu biểu; lễ báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; giao lưu hành trình Tự hào thương hiệu Việt Nam…
Để giúp hàng Việt được đông đảo người tiêu dùng và kênh phân phối biết đến, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết nối DN đã được triển khai mạnh mẽ.
Hội chợ Tự hào hàng Việt Nam với 580 gian hàng, gần 300 DN tham gia, thu hút hơn 20.000 nghìn lượt người đến thăm quan.
Đặc biệt, tại Hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức tại 3 miền, đã có gần 1.000 DN tham gia với 129 bản ghi nhớ và hợp đồng đã được ký kết giữa các nhà sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các nhà phân phối lớn, có uy tín.
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% người tiêu dùng, DN biết đến Cuộc vận động;
100% tỉnh, thành phố xây dựng kênh truyền thông “Tự hào hàng Việt Nam”;
Hàng Việt Nam tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm 80% thị phần hàng hóa; 100% tỉnh, thành phố xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định trên địa bàn của mình; 63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản việc xây dựng dữ liệu, cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam.
Để hoàn thành mục tiêu lớn này, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chỉ rõ:
Bộ Công Thương cần tiếp tục phối hợp cùng với DN, các hiệp hội có thêm nhiều chương trình, hoạt động phong phú, rộng khắp để tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam;
Giúp người tiêu dùng biết đến các sản phẩm mới, dịch vụ có uy tín…
DN sản xuất - kinh doanh hàng Việt Nam cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất…
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam:
Tôi đánh giá cao đóng góp của Chương trình Tuần nhận diện hàng Việt Nam trong việc kết nối DN, ký kết hợp đồng, thu hút người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm hàng hóa…
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.