Sức bật của hàng Việt

Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015 đã tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trong xã hội về hàng hóa, dịch vụ và DN Việt Nam uy tín để người tiêu dùng dễ dàng biết đến và ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam.
Nổi bật là hoạt động mang tính cộng hưởng và lan tỏa, tập trung tại 3 thành phố lớn:
Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh như Lễ diễu hành hưởng ứng Tuần lễ Tự hào Thương hiệu Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của 200 DN Việt tiêu biểu; lễ báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; giao lưu hành trình Tự hào thương hiệu Việt Nam…
Để giúp hàng Việt được đông đảo người tiêu dùng và kênh phân phối biết đến, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết nối DN đã được triển khai mạnh mẽ.
Hội chợ Tự hào hàng Việt Nam với 580 gian hàng, gần 300 DN tham gia, thu hút hơn 20.000 nghìn lượt người đến thăm quan.
Đặc biệt, tại Hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức tại 3 miền, đã có gần 1.000 DN tham gia với 129 bản ghi nhớ và hợp đồng đã được ký kết giữa các nhà sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các nhà phân phối lớn, có uy tín.
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% người tiêu dùng, DN biết đến Cuộc vận động;
100% tỉnh, thành phố xây dựng kênh truyền thông “Tự hào hàng Việt Nam”;
Hàng Việt Nam tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm 80% thị phần hàng hóa; 100% tỉnh, thành phố xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định trên địa bàn của mình; 63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản việc xây dựng dữ liệu, cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam.
Để hoàn thành mục tiêu lớn này, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chỉ rõ:
Bộ Công Thương cần tiếp tục phối hợp cùng với DN, các hiệp hội có thêm nhiều chương trình, hoạt động phong phú, rộng khắp để tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam;
Giúp người tiêu dùng biết đến các sản phẩm mới, dịch vụ có uy tín…
DN sản xuất - kinh doanh hàng Việt Nam cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất…
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam:
Tôi đánh giá cao đóng góp của Chương trình Tuần nhận diện hàng Việt Nam trong việc kết nối DN, ký kết hợp đồng, thu hút người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm hàng hóa…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-9, nông dân bán khóm cho thương lái với giá 7.200 đồng/trái (khóm nặng từ 1 kg trở lên). “Khoảng hơn một tháng nay, giá khóm từ chỗ 2.000 đồng/trái đã nhảy lên mức 7.000 – 8.000 đồng/trái. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay”, lão nông Sáu Bảnh ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cho biết (ảnh). Hiện tỉnh Hậu Giang có khoảng 1.600ha khóm, tập trung ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Nông dân trồng khóm vụ nghịch tập trung chủ yếu ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Hỏa Tiến có hơn 1.000 hộ thì có đến 50% hộ canh tác cây khóm với diện tích gần 950ha. Năng suất khóm bình quân 8.000 trái/ha, với mức giá hiện nay nông dân trồng khóm vụ nghịch đạt mức lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. Đa số người dân ở đây trồng giống khóm Queen, gắn với đặc thù thổ nhưỡng đất nhiễm phèn mặn nên khóm cho vị ngọt và thơm rất đậm đà. Đây cũng là điều đặc biệt tạo nên thương hiệu khóm Cầu Đúc. Trong đó, nhiều người dân đã lập trang trại trồng khóm đến 100ha để cung ứng cho các nhà máy chế biến ở Tiền Giang và TPHCM

Năm 2010, gia đình chị Hương chuyển 400 m2 đất vườn trồng rau ngót sang trồng ổi ngọt Đài Loan. Từ 20 cây ổi ban đầu, giờ trong vườn của gia đình chị đã có trên 100 gốc. Giống ổi này phát triển nhanh, thời gian thu hoạch dài (khoảng 4 - 5 tháng/năm), hiếm khi bị sâu bệnh.

Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị bàn giải pháp khai thác, xuất khẩu cá ngừ do Bộ NN&PTNT tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thủy sản, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, diễn ra ngày 13-9 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.