Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Theo các hộ trồng và bán cây sưa tại huyện Bù Đốp, tùy theo đường kính lõi của cây mà giá thành khác nhau. Giá mỗi cây sưa có lõi đường kính 5 - 6cm sẽ được thương lái mua với giá 12 triệu đồng/cây. Có những cây 10 năm tuổi thương lái tìm đến mua với giá 30 triệu đồng/cây, cá biệt có cây lên đến 50 triệu đồng. Với những vườn sưa 7 - 8 năm tuổi vừa mới có lõi chỉ ở mức giá 5 - 6 triệu đồng/cây.
Hầu hết các gia đình đều trồng sưa ở bờ ranh vườn tiêu, điều hoặc cao su. Trong quá trình trồng không tốn công chăm sóc, bón phân. Sau 10 năm, cây lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chính vì thế, nhiều hộ dân đang trồng sưa ở Bù Đốp bảo nhau: trồng sưa là làm chơi ăn thật. Tuy nhiên đó phải là giống sưa đỏ, nếu sưa trắng thì sau 10 năm chỉ làm củi. Nhưng hiện giống sưa đỏ và sưa trắng không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Có thể bạn quan tâm

Khi hội nhập, tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến ngành chăn nuôi Việt Nam không lớn nhưng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước mạnh trong ngành chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ và Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với mức thuế rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh so với POR8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong Tám.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh bởi một trong những lý do cơ bản là chúng ta vẫn chưa thể chủ động được thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn còn quá cao.

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.