Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Theo các hộ trồng và bán cây sưa tại huyện Bù Đốp, tùy theo đường kính lõi của cây mà giá thành khác nhau. Giá mỗi cây sưa có lõi đường kính 5 - 6cm sẽ được thương lái mua với giá 12 triệu đồng/cây. Có những cây 10 năm tuổi thương lái tìm đến mua với giá 30 triệu đồng/cây, cá biệt có cây lên đến 50 triệu đồng. Với những vườn sưa 7 - 8 năm tuổi vừa mới có lõi chỉ ở mức giá 5 - 6 triệu đồng/cây.
Hầu hết các gia đình đều trồng sưa ở bờ ranh vườn tiêu, điều hoặc cao su. Trong quá trình trồng không tốn công chăm sóc, bón phân. Sau 10 năm, cây lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chính vì thế, nhiều hộ dân đang trồng sưa ở Bù Đốp bảo nhau: trồng sưa là làm chơi ăn thật. Tuy nhiên đó phải là giống sưa đỏ, nếu sưa trắng thì sau 10 năm chỉ làm củi. Nhưng hiện giống sưa đỏ và sưa trắng không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ còn ba tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh Bình Định đang tích cực tái đàn, chăm sóc gia súc, gia cầm (GSGC) phục vụ thị trường Tết. Ðiều đáng mừng với người chăn nuôi là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang tăng mạnh trở lại.

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

Việt Nam sẽ đối mặt với việc bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam. Với 11.000 dòng thuế sẽ được cắt giảm để tiến về mức 0% khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia cảnh báo bên cạnh lợi thế nông nghiệp, Việt Nam sẽ đối mặt với bò Úc, gà Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.

Trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có rất nhiều hộ bắt ốc bươu vàng vựa lại làm thức ăn trong chăn nuôi. Bà con rào lưới lại trên bờ và đổ ốc vào để đến mùa khô không còn ốc ngoài đồng thì mới đem ốc này ra làm thức ăn cho gia cầm, lươn, cá…

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).